Multimedia Đọc Báo in

2.347 tỷ đồng chuyên nghiệp hóa hoạt động nhân đạo

15:53, 08/09/2010

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, Nhà nước sẽ đầu tư tổng kinh phí 2.347 tỷ đồng để đưa công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, hiện nay cả nước đang có khoảng 300.000 người tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ những người yếu thế, gặp khó khăn trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn họ chưa qua đào tạo về công tác xã hội, không có chuyên môn nghiệp vụ, làm việc chủ yếu bằng tinh thần, tình cảm và tâm huyết… nên dẫu rằng lực lượng khá đông đảo, nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế, nhiều đối tượng yếu thế trong xã hội vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Do đó, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu là đưa hoạt động từ thiện, nhân đạo, công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp, có các chức danh, quyền hạn cụ thể. Đặc biệt, sẽ nghiên cứu và áp dụng ngạch, bậc lương cho viên chức công tác xã hội.

Mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có thêm 15% lực lượng cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội so với hiện nay. Trong đó mỗi xã, phường có ít nhất 1 - 2 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội với mức phụ cấp hằng tháng bằng mức lương tối thiểu chung.

K.O (nguồn SGGP)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.