Multimedia Đọc Báo in

Tổ liên gia “3 tự quản” ở Cư M’lan

09:35, 14/09/2010

Tự quản về con người, tài sản, an ninh - trật tự là cách làm thiết thực, sáng tạo của chính quyền và người dân xã Cư M’lan (huyện Ea Súp) trong việc phát huy quyền làm chủ và ý thức tự giác của người dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự địa phương…

Xã Cư M’lan có 814 hộ, hơn 3.500 khẩu với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống ở 7 thôn và 1 cụm dân di cư tự do. Trước đây, tình hình an ninh - trật tự (ANTT) khá phức tạp, mâu thuẫn trong gia đình, ngõ xóm, tệ nạn xã hội, trộm cắp… thường xuyên xảy ra. Trăn trở trước thực tế đó, năm 2007, Ban Công an xã đã tham mưu và trực tiếp hướng dẫn thành lập 9 Tổ liên gia “3 tự quản”, mỗi tổ có từ 15 đến 20 hộ gia đình liền kề nhau và tự bầu ra tổ trưởng, tổ phó. Các tổ đã cùng với Ban Công an xã tham mưu ban hành quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ “3 tự quản”. Trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Ngoài việc tự quản lý bản thân không mắc các tệ nạn xã hội, các thành viên trong tổ còn giúp nhau bảo vệ tài sản, hòa giải các vụ mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ thôn xóm; động viên, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giữ gìn vệ sinh môi trường. Để tạo sự đồng thuận cao, các gia đình trong tổ đã cùng nhau thảo luận, hoàn thiện và ký cam kết thực hiện quy chế hoạt động chung. Sau 4 năm triển khai, đến nay, xã Cư M’lan đã xây dựng được 21 mô hình Tổ liên gia “3 tự quản” trên các địa bàn trọng điểm về ANTT với tổng số 329 hộ, hơn 1.380 khẩu tham gia, chiếm gần 39% dân số xã. Định kỳ mỗi quý, các tổ sinh hoạt một lần để đánh giá tình hình ANTT, nắm bắt đời sống bà con và đề ra chương trình hoạt động cho quý tiếp theo. Đồng thời phổ biến các chính sách, quy định mới của Đảng, Nhà nước, tình hình an ninh chung của xã để mọi người nắm bắt và cùng nhau nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện. Thông qua các buổi sinh hoạt, nhắc nhở, giúp đỡ nhau khắc phục những khuyết điểm trong đời sống và xóa bỏ những thói hư, tật xấu, các phong tục lạc hậu, vận động mọi người giữ gìn đoàn kết, cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa. Bên cạnh đó, qua các buổi sinh hoạt, đại diện tổ liên gia phổ biến những phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm để các gia đình đề cao cảnh giác, tự phòng ngừa, đưa ra phương án phối hợp giữa các gia đình khi thấy có những biểu hiện khả nghi, những dấu hiệu của bọn tội phạm, đồng thời bàn phương án truy bắt đối tượng đến hoạt động phạm tội hoặc gây rối trật tự trong thôn xóm. Anh Trương Thái Hòa, Tổ trưởng tổ 7, thôn 7 cho biết: Với phương châm “to làm thành nhỏ, nhỏ làm cho không còn”, Tổ liên gia “3 tự quản” đã tập trung giải quyết các vụ việc mâu thuẫn phát sinh ngay trong gia đình, ngõ xóm. Bằng những lời lẽ thuyết phục mềm mỏng, sự phân tích có tình có lý, tổ đã hòa giải thành công những trường hợp xích mích giữa mẹ chồng, nàng dâu hoặc vợ chồng. Một số cháu trước đây thường xuyên bỏ học chơi điện tử, tổ kiên trì phối hợp cùng gia đình động viên, nay đã tiến bộ chịu khó học tập. Những trường hợp chậm chễ trong việc đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước, nhờ sự động viên, giúp đỡ chân tình của tổ tự quản, đến nay đã chấp hành tốt…

Anh Trần Bình Trọng (bên phải), Tổ trưởng tổ 1, thôn 6 thăm hỏi gia đình hội viên trong tổ.
Anh Trần Bình Trọng (bên phải), Tổ trưởng tổ 1, thôn 6 thăm hỏi gia đình hội viên trong tổ.

Qua 4 năm thực hiện, 21Tổ liên gia “3 tự quản” trên địa bàn xã Cư M’lan đã tổ chức được 142 buổi họp dân với hơn 1.900 lượt tổ viên tham gia. Hằng năm có 100% tổ viên đăng ký tự quản người thân trong gia đình, tự bảo quản tài sản của mình, cam kết bảo đảm ANTT, không sản xuất, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy… Nhờ làm tốt công tác quản lý, các tổ đã báo cho Ban Công an xã 28 nguồn tin có liên quan đến ANTT, tổ chức quản lý tốt 13 đối tượng sau phạm tội, theo dõi, giúp đỡ 14 đối tượng thanh thiếu niên có dấu hiện vi phạm. Ngoài ra, các tổ còn phối hợp hòa giải thành công 72 vụ xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, phát hiện, hòa giải, giải quyết tốt ngay từ cơ sở nên trong những năm gần đây tình hình ANTT trên địa bàn xã đã giảm cả 3 mặt so với trước, không còn các tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, không có trọng án và đơn thư khiếu nại vượt cấp xảy ra. Trao đổi với anh Trần Bình Trọng, Tổ trưởng tổ 1, thôn 6, chúng tôi đã ghi lại một số bài học kinh nghiệm trong phương thức xây dựng và duy trì hoạt động của Tổ liên gia “3 tự quản”. Trước hết, phải có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của chi bộ, chính quyền thôn, đồng thời chọn cử được người thực sự có uy tín, khả năng, nhiệt tình, trách nhiệm để bầu làm tổ trưởng. Phát huy quyền làm chủ của người dân để họ tự bàn bạc và quyết định các hình thức tự quản của gia đình, thôn buôn mình. Nội dung hoạt động phải cụ thể, thiết thực với từng gia đình và lợi ích chung của tổ thì bà con mới hào hứng và tự giác tham gia. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Anh Võ Đình Dũng, Trưởng Công an xã Cư M’lan đánh giá: “Tổ liên gia “3 tự quản” là mô hình hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo đảm ANTT địa phương, được nhân dân, cấp ủy, chính quyền địa phương và công an cấp trên đánh giá cao. Nhờ có mô hình Tổ liên gia “3 tự quản” nên đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân tham gia bảo vệ an tinh Tổ quốc, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm và xây dựng nông thôn mới”. Với kết quả hoạt động trên, năm 2009, cán bộ và nhân dân xã Cư M’lan đã được Bộ Công an tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.