Cần làm tốt hơn nữa công tác phòng cháy chữa cháy ở cơ sở
16:46, 04/10/2010
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, số lượng nhà cao tầng, khu phức hợp, cơ sở sản xuất quy mô lớn trên địa bàn tỉnh ta ngày càng nhiều nên việc xử lý ban đầu khi có hỏa hoạn là rất cần thiết. Thế nhưng trong thời gian qua, công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC), chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 24 vụ cháy, 1 vụ nổ và 2 vụ cháy rừng. Hậu quả là làm 1 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại vật chất ước tính trên 2,5 tỉ đồng, 1,5 ha rừng và 27 ha thảm thực bì rừng đặc dụng. So với cùng kì năm trước, số lượng vụ cháy và thiệt hại về tài sản có chiều hướng tăng cao. Mặc dù Phòng Cảnh sát PCCC đã điều động 44 lượt xe và gần 300 lượt cán bộ chiến sĩ đi chữa cháy đạt hiệu quả cao, nhưng vẫn còn nhiều vụ chữa cháy không được như mong muốn. Qua phân tích, đánh giá tình hình cháy nổ, hầu hết các vụ cháy gây thiệt hại lớn thường xảy ra vào buổi tối hoặc ngoài giờ làm việc (19/27 vụ, chiếm 76%). Đó là những thời điểm mà tại nơi xảy ra cháy không có hoặc thiếu lực lượng PCCC tại chỗ; chỉ có số ít người làm công tác bảo vệ và người làm việc nên việc phát hiện và báo cháy chậm, việc xử lý đám cháy ban đầu không hiệu quả dẫn đến cháy lớn. Đại tá Ngô Văn Hải, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC cho biết, thực tế có nhiều vụ cháy nếu công tác xử lý ban đầu được thực hiện tốt thì lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp không nhất thiết phải tham gia chữa cháy hoặc sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy gây ra. Lực lượng PCCC tại chỗ đóng một vai trò cực kì quan trọng, là lực lượng có thể phát hiện cháy sớm và hiểu rõ nhất địa hình hiện trường vụ cháy. Hơn nữa, hầu hết các vụ cháy đều bắt nguồn từ những đám cháy nhỏ nên dễ dàng xử lý trước khi đám cháy lan rộng. Đại tá Hải cho biết thêm, trong thời gian qua, Phòng Cảnh sát PCCC đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền, khuyến cáo về công tác PCCC. Tổ chức cấp phát tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ PCCC cho người đứng đầu cơ sở và panô tuyên truyền để chủ cơ sở trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn cho nhân viên của mình về công tác PCCC. Bên cạnh đó, tổ chức nhiều đợt tập huấn, thực tập phương án PCCC cho hàng ngàn lượt người, cũng như thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở cơ sở. Thế nhưng, qua công tác kiểm tra thực tế cho thấy, hiện nay việc trang bị các phương tiện PCCC tại cơ sở còn thiếu, lực lượng PCCC tại chỗ hoạt động chưa hiệu quả.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC), chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 24 vụ cháy, 1 vụ nổ và 2 vụ cháy rừng. Hậu quả là làm 1 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại vật chất ước tính trên 2,5 tỉ đồng, 1,5 ha rừng và 27 ha thảm thực bì rừng đặc dụng. So với cùng kì năm trước, số lượng vụ cháy và thiệt hại về tài sản có chiều hướng tăng cao. Mặc dù Phòng Cảnh sát PCCC đã điều động 44 lượt xe và gần 300 lượt cán bộ chiến sĩ đi chữa cháy đạt hiệu quả cao, nhưng vẫn còn nhiều vụ chữa cháy không được như mong muốn. Qua phân tích, đánh giá tình hình cháy nổ, hầu hết các vụ cháy gây thiệt hại lớn thường xảy ra vào buổi tối hoặc ngoài giờ làm việc (19/27 vụ, chiếm 76%). Đó là những thời điểm mà tại nơi xảy ra cháy không có hoặc thiếu lực lượng PCCC tại chỗ; chỉ có số ít người làm công tác bảo vệ và người làm việc nên việc phát hiện và báo cháy chậm, việc xử lý đám cháy ban đầu không hiệu quả dẫn đến cháy lớn. Đại tá Ngô Văn Hải, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC cho biết, thực tế có nhiều vụ cháy nếu công tác xử lý ban đầu được thực hiện tốt thì lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp không nhất thiết phải tham gia chữa cháy hoặc sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy gây ra. Lực lượng PCCC tại chỗ đóng một vai trò cực kì quan trọng, là lực lượng có thể phát hiện cháy sớm và hiểu rõ nhất địa hình hiện trường vụ cháy. Hơn nữa, hầu hết các vụ cháy đều bắt nguồn từ những đám cháy nhỏ nên dễ dàng xử lý trước khi đám cháy lan rộng. Đại tá Hải cho biết thêm, trong thời gian qua, Phòng Cảnh sát PCCC đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền, khuyến cáo về công tác PCCC. Tổ chức cấp phát tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ PCCC cho người đứng đầu cơ sở và panô tuyên truyền để chủ cơ sở trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn cho nhân viên của mình về công tác PCCC. Bên cạnh đó, tổ chức nhiều đợt tập huấn, thực tập phương án PCCC cho hàng ngàn lượt người, cũng như thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở cơ sở. Thế nhưng, qua công tác kiểm tra thực tế cho thấy, hiện nay việc trang bị các phương tiện PCCC tại cơ sở còn thiếu, lực lượng PCCC tại chỗ hoạt động chưa hiệu quả.
Tập huấn công tác PCCC cho những người kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh năm 2010 |
Trong thời gian tới, để công tác PCCC đạt được hiệu quả cao hơn, các cấp các ngành, cần quan tâm hơn đến công tác PCCC. Đặc biệt, cần xây dựng và củng cố lực lượng PCCC tại chỗ, bố trí tốt hơn nữa cả về con người lẫn phương tiện để lực lượng này phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích trong việc PCCC.
Giang Nam
Ý kiến bạn đọc