Multimedia Đọc Báo in

Người dân thôn Ea Hăn tự đóng góp xây dựng công trình nước sạch

09:16, 17/10/2010
Thôn Ea Hăn, xã Cư Đrăm (Krông Bông) được tách ra từ thôn Yang Hăn vào tháng 2-2009. Thôn có 132 hộ với 809 khẩu, đa số là người H’Mông di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 20%.
Trước đây, người dân trong thôn phải đi gùi nước rất xa, nước lấy ở suối về lại không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là vào mùa khô rất thiếu nước. Đầu năm 2009, thấy nguồn nước sạch, trong từ đầu nguồn dãy núi Yang Hăn chảy về, nhiều người dân trong thôn có ý định đưa dòng nước này về từng gia đình để sử dụng. Một số người đã lên đầu nguồn để khảo sát, thấy địa thế xây dựng bể thuận lợi, nguồn nước sạch, bảo đảm đủ ngay cả mùa khô nên đã vận động được 38 hộ gia đình đồng ý xây dựng. Sau khi tính kinh phí đầu tư các hạng mục như xây bể chứa 13m3, đường ống dẫn chính 4.200m, các phụ kiện, công lắp ráp, quỹ bảo dưỡng… 38 hộ đóng góp được hơn 91 triệu đồng (chưa tính công phát dọn, đào rãnh, chôn ống) để xây dựng công trình nước sạch tự chảy. Tháng 3-2009 dòng nước sạch đã được bà con dẫn về đến tận nhà. Từ đó đến nay, tại thôn Ea Hăn, người dân đã đóng góp xây dựng được 3 công trình nước sạch tự chảy với tổng số tiền hơn 250 triệu đồng, cung cấp nước sạch đến tận 121/132 hộ trong thôn.
Nước tự chảy do bà con thôn Ea Hăn đóng góp xây dựng
Nước tự chảy do bà con thôn Ea Hăn đóng góp xây dựng
Ông Sùng Minh Hoàng, Trưởng thôn Ea Hăn cho biết: Bà con trong thôn rất mong có nước sạch để dùng nên đều tự giác đóng góp kinh phí xây dựng. Bể được xây ở đầu nguồn nên nước rất trong, có van xả cát ở sát đáy bể, van xả nước vào ống nằm ở giữa bể, bể có nắp đậy, có van xả tràn và lúc nào nước cũng đầy bể nên nước chảy rất mạnh và ổn định, không bị tắc nghẽn. Các hộ luân phiên nhau lên kiểm tra, làm vệ sinh bể, mỗi khi có sự cố mọi người cùng nhau kịp thời thay thế, sửa chữa. Sắp tới sẽ kết nối thêm một số hộ, lấy tiền đó nộp vào làm quỹ chung để mua phụ kiện thay thế, bảo dưỡng.
Tùng Lâm

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.