Multimedia Đọc Báo in

Một cộng tác viên dân số nói hay, làm giỏi

10:35, 27/03/2011

Năng nổ, nhiệt tình, hết lòng vì công việc là hình ảnh của chị Hà Thị Đợi, người dân tộc Thái, cộng tác viên dân số thôn Thanh Sơn, xã Ea Sar (Ea Kar).

Tư vấn KHHGĐ ở thôn Thanh Sơn, xã Ea Sar.
Tư vấn KHHGĐ ở thôn Thanh Sơn, xã Ea Sar.
Năm 2005 chị Hà Thị Đợi được tín nhiệm làm chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ kiêm cộng tác viên Dân số thôn Thanh Sơn. Đây là thôn vùng sâu, vùng xa của xã Ea Sar, dân cư thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn. 95% dân số trong thôn là người dân tộc Thái từ phía Bắc di cư vào, trình độ dân trí không đồng đều; người dân nơi đây đều phổ biến quan niệm sinh đẻ phải “có nếp có tẻ” và phải có con trai để nối dõi tông đường. Vì vậy, việc tuyên truyền thực hiện KHHGĐ đối với những cặp vợ chồng sinh con 1 bề rất khó khăn. Chị Đợi tâm sự: “Thời gian đầu, do mới làm công tác dân số nên tôi chưa có kinh nghiệm. Đến tuyên truyền, tư vấn KHHGĐ nhưng một số người không chịu nghe, tôi phải kiên trì tranh thủ thời gian, kể cả đi vào ban đêm để đến tận nhà gặp từng đối tượng, phân tích cho họ hiểu rõ tác dụng của việc thực hiện KHHGĐ và thuyết phục họ sử dụng các biện pháp tránh thai”. Cứ như thế, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, dần dần chị đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, tìm ra được những biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng. Nhờ vậy, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ của thôn Thanh Sơn đã nhận thức được đông con là dẫn đến đói nghèo, và nhiều người đã chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai.

Từ năm 2005 trở về trước, thôn Thanh Sơn chỉ có khoảng 50% số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai, đến nay đã tăng lên gần 80%. Điều đáng mừng là trong suốt 5 năm qua,  thôn không có người sinh con thứ 3, chất lượng cuộc sống được nâng lên, và năm nào thôn cũng đạt danh hiệu thôn văn hóa tiêu biểu. Có thể nói, kết quả này có phần đóng góp rất lớn của chị Nguyễn Thị Đợi, một cộng tác viên nói hay, làm giỏi. 

 

Võ Thảo – Thanh Tâm

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.