Multimedia Đọc Báo in

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar: Hỗ trợ hai gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Cư Yang

10:15, 18/04/2011

Hưởng ứng Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar đã phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động đến 100% cán bộ, chiến sĩ và từ đó vận động được sự tự nguyện hưởng ứng tích cực. Trung tá Đặng Văn Khuynh, Chính trị viên, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar cho biết: “Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã xác định hưởng ứng cuộc vận động này là việc cần làm để xây dựng tình đoàn kết quân dân”. Năm 2009, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar đã cùng với Hội Chữ thập đỏ huyện và cấp ủy, chính quyền xã Cư Yang tham gia khảo sát hoàn cảnh các gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn và đơn vị đã nhận hỗ trợ hai hộ có hoàn cảnh khó khăn ở thôn 1 và thôn 4, xã Cư Yang. Gia đình anh Nông Văn Báo ở thôn 4, xã Cư Yang (Ea Kar)  có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Năm 2006, anh Báo bị mắc căn bệnh bại liệt, mất hết khả năng lao động. Gia đình anh không có nhà ở và đất sản xuất, phải sống nhờ ở nhà mẹ vợ.  Chị Nguyễn Thị Hoa, vợ anh, phải đi làm thuê mướn để lo thuốc thang cho chồng, nuôi mẹ già và con nhỏ.

Bà Lê Thị Em và người con rể bại liệt Nông Văn Báo.
Bà Lê Thị Em và người con rể bại liệt Nông Văn Báo.
Ông Nguyễn Đức Sáng, ở thôn 1, xã Cư Yang cũng bị bệnh bại liệt suốt 10 năm nay. Ông và gia đình sống trong ngôi nhà được xây dựng theo Chương trình 167, chỉ có vỏn vẹn 2 sào lúa nước; 3 người con ông Sáng phải bươn chải khắp nơi làm thuê, làm mướn để lo cho gia đình. Trước hoàn cảnh khó khăn của hai gia đình trên, hằng tháng, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã giúp đỡ mỗi hộ 200 nghìn đồng, được đóng góp từ tiền lương, phụ cấp của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Việc làm ý nghĩa trên của cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự Ea Kar đã góp phần chia sẻ khó khăn cho người dân cũng như tô thắm thêm hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ”, tình cảm gắn bó quân - dân trên địa bàn nơi đơn vị đóng quân.

 

Phan Diệm

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.