Multimedia Đọc Báo in

Xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar) Điểm sáng về công tác xây dựng tổ chức Hội Nông dân

16:25, 05/04/2011

Thực hiện Kế hoạch 11a-KH/TU ngày 13-7-2006 của Tỉnh ủy về xây dựng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn đầu năm 2007, Hội Nông dân (HND) tỉnh chọn HND xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar) để tổ chức thực hiện. Khi triển khai, về tổ chức, HND xã Cư M’gar có 739 hội viên (chiếm 60% so với tổng số hộ nông nghiệp), sinh hoạt tại 15 chi hội (có 7 chi Hội buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). Các hoạt động của Hội có nhiều nội dung không cụ thể, còn chung chung, chưa đem lại quyền lợi thiết thực cho hội viên, vị thế của Hội chưa có chỗ đứng vững chắc trong tiềm thức của nông dân, nên nông dân chưa tự giác tham gia tổ chức Hội. Chất lượng và hiệu quả các phong trào thi đua do Hội phát động, chưa cao, chưa được triển khai sâu, rộng đến với hội viên, nông dân.

Khi triển khai kế hoạch xây dựng điểm tổ chức cơ sở Hội tại xã Cư M’gar, BCH cơ sở Hội xác định: nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên chủ yếu là do công tác cán bộ (nhất là cán bộ các chi Hội). Với việc triển khai kế hoạch xây dựng điểm tổ chức cơ sở Hội, HND xã đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng cử những cán bộ có năng lực, nhiệt tình và tâm huyết với nông dân, nông thôn sang làm công tác Hội. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, những năm gần đây, tỷ lệ cán bộ cơ sở Hội, chi hội đều có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cao hơn thời gian trước năm 2007. Để cán bộ Hội hoạt động tốt hơn, Hội đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong 4 năm qua đã có 67 lượt cán bộ Hội (100% BCH các chi Hội và cơ sở Hội) được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội và  kiến thức về các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội ở huyện, tỉnh và trung ương; 1 đồng chí được cử đi học trung cấp lý luận - chính trị. Được trang bị các kỹ năng về tuyên truyền, vận động và các nghiệp vụ khác đã giúp cho cán bộ nâng cao nhận thức về mọi mặt, xác định rõ được vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân với tổ chức Hội và phong trào nông dân. Đây chính là nét “chấm phá” quan trọng, tạo nên động lực mới, làm thay đổi cơ bản “về chất” trong công tác Hội và phong trào nông dân của xã Cư M’gar trong những năm qua.

Nhờ củng cố, kiện toàn kịp thời đội ngũ cán bộ nên công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các phong trào thi đua của Hội, nhất là thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt, góp phần vào việc nâng cao đời sống cho nông dân được đẩy mạnh. Trong 4 năm qua, HND xã đã tổ chức được 210 buổi tuyên truyền với hơn 10.950 lượt hội viên nông dân tham dự. Hội còn phối hợp tổ chức các cuộc thi: nhà nông đua tài, phòng chống tội phạm, thi đấu thể thao, văn nghệ… Để tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho nông dân, HND xã đã thành lập mới 2 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật gồm 147 thành viên, đồng thời chủ động phối hợp với các ngành chức năng của xã  làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Với 100% chi Hội có thành viên tham gia các tổ hòa giải tại thôn, buôn, Hội đã góp phần hòa giải thành 65 vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nông dân trong xã. Qua đó, hội viên, nông dân ý thức tốt hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, ý thức chấp hành pháp luật được nâng cao rõ rệt, an ninh, trật tự tại thôn, buôn được bảo đảm. Đây thật sư là một bước chuyển lớn về nhận thức của hội viên và nông dân trong xã đối với tổ chức Hội.

Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu là mặt công tác trọng tâm của Hội. Trong 4 năm qua, HND xã Cư M’gar đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện..., tổ chức được 6 lớp học, 48 đợt tập huấn về khoa học kỹ thuật (KHKT) cho 4.821 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham gia về kỹ thuật chọn và chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi, làm phân vi sinh...; phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm nông dân thuộc HND tỉnh, tổ chức dạy nghề cho 85 hội viên và con, em hội viên. Ngoài ra, HND xã đã chủ động làm việc với các Ngân hàng, tín chấp cho hơn 300 lượt hộ hội viên  vay với số tiền hơn 6 tỷ đồng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; vận động hội viên nông dân đóng góp, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân và cho 49 hộ nông dân nghèo vay 238 triệu đồng. Nhờ được trang bị về KHKT, giúp về vốn vay, vật tư nông nghiệp trả chậm nên đã có nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo (542 hộ), góp phần đưa tỷ lệ đói nghèo của xã từ 11,21% năm 2007 xuống còn 4,43% năm 2010, từ 150 hộ giàu năm 2007 thì đến năm 2010 đã tăng lên 600 hộ giàu và có hơn 700 hộ được công nhận là sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Ngoài ra HND xã còn vận động hội viên, nông dân đóng góp lương thực, cây con giống, và hàng nghìn ngày công lao động để giúp đỡ lẫn nhau khi bị thiên tai, hoạn nạn. Hội viên, nông dân trong xã còn đóng góp hơn 7.754 ngày công, hơn 190 triệu đồng, và phương tiện vận chuyển để xây dựng duy tu, sửa chữa hơn 90 km đường liên thôn, buôn và hơn 10 km kênh, mương nội đồng. Việc xây dựng đời sống văn hóa luôn được sự quan tâm của cán bộ, hội viên, nông dân trong xã, nên hằng năm số hộ đăng ký "Gia đình nông dân văn hóa" luôn đạt 100%, riêng năm 2010 có 88,75% số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, với phương châm "Bám dân, bám địa bàn để xây dựng tổ chức Hội", các cán bộ HND xã Cư M’gar đã tích cực tuyên truyền về truyền thống của giai cấp nông dân, của Hội và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam đến với hội viên và nông dân, giúp hội viên và nông dân đã hiểu nhiều hơn về Hội, ý thức được trách nhiệm của mình đối với Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội nhiều hơn. Từ khi triển khai kế hoạch, Hội đã kết nạp được 611 hội viên mới, đưa số hội viên hiện có là 1.350 hội viên, đạt tỷ lệ 87% so với số hộ nông nghiệp (tăng 27% so với khi triển khai kế hoạch). Tỷ lệ hội viên có thẻ đạt 100%, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt đạt 87% và đóng hội phí đạt hơn 98%, kết quả xây dựng quỹ Hội luôn đạt và vượt kế hoạch giao. Qua phân loại chi Hội năm 2010 có 100% chi Hội đạt loại khá và vững mạnh (đã xóa được các chi Hội hoạt động yếu và trung bình).

Bà Phạm Thị Tiềm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cư M’gar nhận xét: “Bốn năm qua, HND xã đã trưởng thành về nhiều mặt, thực hiện tốt  công tác kiện toàn, củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh, tích cực, chủ động làm tốt công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. HND là  tổ chức chính trị hoạt động chặt chẽ và có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị của địa phương thêm vững mạnh trong những năm qua. Với các thành tích đạt được trong thời gian qua HND xã Cư M’gar đã có 12 cán bộ, hội viên ưu tú vinh dự được kết nạp vào Đảng; 4 năm liền cơ sở Hội được công nhận là đơn vị vững mạnh.

 

Lại Hồng Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.