Multimedia Đọc Báo in

Đôi điều về chiếc áo Đoàn

05:22, 02/03/2012

Với các bạn đoàn viên, thanh niên, mỗi khi tham gia các hoạt động, của Đoàn, Hội chiếc áo Đoàn đã trở thành đồng phục trang trọng, yêu thích. Chiếc áo màu xanh đậm, trên túi ngực trái có in cờ Tổ quốc không chỉ tôn vinh sức trẻ, tính sáng tạo, cống hiến mà còn thể hiện trọng trách của tuổi trẻ hôm nay với quê hương, đất nước.

Màu áo xanh theo thanh niên tình nguyện xuống đồng giúp đỡ người dân gặt lúa, thu hoạch mùa màng, làm đường, nạo vét kênh mương, hướng dẫn học sinh nghèo vùng xa ôn tập kiến thức… đã trở thành một biểu tượng đẹp được xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên đâu đó vẫn có những hình ảnh phản cảm khi chiếc áo Đoàn được sử dụng không đúng mục đích, đối tượng...

Một lần đi công tác tại huyện Lak, tình cờ gặp một bác nông dân mặc chiếc áo Đoàn lấm lem bùn đất đang làm ruộng, tôi hỏi: “Sao bác lại có chiếc áo này?”. Bác thật thà bảo: “Đây là áo của đứa con, thấy nó để mãi trong tủ tôi lấy mặc đi làm cho đỡ phí”. Lần khác, khi vào một tiệm sắt thấy người thợ mặc chiếc áo Đoàn còn mới nhưng bị thủng lỗ chỗ do xỉ hàn bắn vào, tôi lân la hỏi thì anh cho biết: “Vợ tôi đi chợ thấy người ta bày bán nên mua về dùng, áo màu xanh mặc làm nghề này đỡ dơ hơn mấy loại khác, với lại giá cũng rẻ”. Vừa rồi, tôi lại chứng kiến cảnh hai thanh niên mặc áo Đoàn đi xe máy, vừa nẹt pô ầm ĩ vừa cố luồn lách qua đám đông để vượt đèn đỏ tại một ngã tư…

Thực tế này khiến tôi cũng như nhiều người không khỏi băn khoăn. Chiếc áo do Trung ương Đoàn thiết kế được dành riêng cho đoàn viên, thanh niên nhưng có khi bị sử dụng không đúng lúc, đúng nơi, thậm chí người mặc áo này còn có những hành vi phản cảm đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức Đoàn của tuổi trẻ. Được biết, Đoàn Thanh niên các cấp đã có những quy định cụ thể về việc mặc áo Đoàn, mong sao chiếc áo xanh có in phần cờ Tổ quốc sẽ được sử dụng đúng mục đích, đối tượng. 

Tuấn Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.