Multimedia Đọc Báo in

Sắp trình Chính phủ Chiến lược phát triển gia đình

09:46, 11/03/2012

Dự thảo "Kế hoạch hành động của Chính phủ đến năm 2015 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã được chỉnh sửa nhiều lần và sắp hoàn thiện, dự kiến sẽ được trình lên Chính phủ vào cuối tháng Ba. 

Trong thời gian này, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành tiếp tục lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện dự thảo.
 
Tại hội thảo "Kế hoạch hành động về Chiến lược xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước", được tổ chức tại Vĩnh Phúc ngày 9-3, các đại biểu đã tập trung thảo luận cho ý kiến đóng góp vào Dự thảo, trong đó tập trung vào 7 nhiệm vụ và 13 đề án. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đa số đại biểu đánh giá, đây là một lĩnh vực rất quan trọng, nhưng mục tiêu, giải pháp và kế hoạch hành động vẫn còn chung chung và đề nghị cần xây dựng một lộ trình cụ thể, sát thực và khả thi.
 
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, đặt ra 13 đề án thực hiện e rằng quá nhiều, dẫn tới khi thực hiện, các cơ quan chuyên môn khó chọn lựa. 
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Tài chính đề xuất với mỗi nhóm nguyên nhân cần có những nhóm nhiệm vụ tương ứng và các đề án phải tập trung giải quyết những nhóm nhiệm vụ ấy. Bên cạnh đó, cũng nên sắp xếp các đề án theo hướng lồng ghép vào từng nhóm, sau đó mới bàn đến chuyện thực hiện đề án.
 
Ông Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho rằng các nhiệm vụ nên được gộp lại theo trật tự logic, trong đó có thể chia thành các nhóm như "Nâng cao nhận thức," "Vấn đề về quản lý nhà nước," "Hỗ trợ thực hiện"...
 
Cùng chung quan điểm trên, bà Hoàng Thanh Hà, đại diện Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đưa ra ý kiến kế hoạch này nên bổ sung phần "tuyên truyền thực hiện," cụ thể là nên có thêm một đề án nghiên cứu về cách thức tuyên truyền tới người dân, các hộ gia đình, do Bộ Thông tin Truyền thông chủ trì.
 
Theo TTXVN
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.