Multimedia Đọc Báo in

Nghị lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo của một gia đình người Dao

15:36, 10/08/2012

Năm 1998, khi mới kết hôn, vợ chồng chị Triệu Thị Hợi, buôn Dao, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) chỉ có 7 sào đất canh tác. Có đất nhưng do không có tiền để dựng nhà nên vợ chồng chị vẫn phải đi ở nhờ, mãi đến một năm sau mới làm được nhà. Đã “nghèo còn gặp cái eo”, cuối năm 1999 khi gia đình chị về thăm quê nên cho một gia đình trong buôn mượn đất để canh tác, đến khi từ quê vào thì mảnh đất đã bị gia đình kia bán đi và chỉ trả cho vợ chồng chị 1,5 triệu đồng. Số tiền ít ỏi, lại không có đất canh tác, gia đình chị Hợi phải về quê sinh sống. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, một người họ hàng tốt bụng trong buôn đã bán thiếu cho vợ chồng chị Hợi 1,6 ha đất trống.

Chị Hợi bên gian hàng tạp hóa của gia đình.
Chị Hợi bên gian hàng tạp hóa của gia đình.

Để tạo thêm thu nhập, ngoài việc canh tác trên diện tích đất của gia đình, vợ chồng chị Hợi còn mượn thêm đất trồng hoa màu, dù chỉ có hai lao động nhưng nhiều khi diện tích đất mượn canh tác lên đến hơn 6 ha. Vợ chồng chị luôn đưa các loại giống mới vào gieo trồng, đồng thời chú trọng đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chính vì vậy hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao. Năm 2003, vợ chồng chị Hợi đã làm chuồng chăn nuôi thêm heo. Nhờ biết cách chăm sóc nên đàn heo của nhà chị ít bị bệnh và phát triển tốt. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình chị Triệu Thị Hợi xuất bán ra thị trường khoảng 3 tấn heo hơi, trừ chi phí đầu tư vẫn thu lãi hàng chục triệu đồng. Bên cạnh đó, vợ chồng chị còn nhạy bén mở thêm dịch vụ kinh doanh hàng tạp hóa, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Có vốn, anh chị đã mạnh dạn mua thêm đất để canh tác, đến nay tổng diện tích đất canh tác của gia đình đã lên đến 4,5 ha, trong đó có 2,4 ha trồng cà phê, xen tiêu, hơn 1 ha điều và 1 sào đất trồng cao su (đang trong thời kỳ kiến thiết). Tổng thu nhập của gia đình chị Hợi lên đến hơn 200 triệu đồng/năm.

Trung Dũng 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.