Multimedia Đọc Báo in

Xã Dliê Yang (huyện Ea H’leo): 6 công trình cấp nước tập trung bị bỏ phí

16:26, 28/03/2013
T háng 5-2006, Liên đoàn Địa chất - Thủy văn miền Trung đã thi công xây dựng cho bà con đồng bào các buôn: Kha, Sek, Tia, Chóa, Rài (xã Dliê Yang, huyện Ea H’leo) mỗi buôn 1 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung...
 
Công trình có tổng kinh phí đầu tư trị giá hơn 1 tỷ đồng. Song 6 công trình này chỉ phát huy hiệu quả trong thời gian ngắn rồi bị bỏ phí, ngừng hoạt động hơn 3 năm qua. Do không có người trông coi nên một số giếng khoan đã xuống cấp, bị mất vật tư như: vòi nước, van điều khiển; bị hỏng nền, máy bơm, ống dẫn và bồn chứa.
Công trình cấp nước sạch tập trung cho cộng đồng buôn Tia, xã Dliê Yang (Ea H’leo) trị giá đầu tư 120 triệu đồng nhưng bị bỏ hoang, gây lãng phí.
Công trình cấp nước sạch tập trung cho cộng đồng buôn Tia, xã Dliê Yang (Ea H’leo) trị giá đầu tư 120 triệu đồng nhưng bị bỏ hoang, gây lãng phí.

Ông  Niê Chờ Réo, Phó Chủ tịch UBND xã Dliê Yang cho biết, nguyên nhân của tình trạng này, một phần do người dân cũng như Ban tự quản các buôn có công trình nước sạch chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nguồn nước. Nhiều hộ muốn có nước sạch dùng nhưng không nộp tiền điện để bơm nước hằng ngày. Một số giếng khoan bơm bị cháy, hỏng người dân không góp tiền sửa chữa; trong khi xã cũng không có kinh phí để trợ giúp.

Hiện nay đang là những  tháng cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhiều hộ gia đình ở các buôn trên địa bàn xã Dliê Yang đang thiếu nước sạch để dùng, trong khi 6 công trình cấp nước tập trung trị giá tiền tỷ lại bị bỏ hoang. Hy vọng tình trạng này sớm được khắc phục để giúp người dân vượt qua cơn hạn hán.

Ngọc Tài


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.