Multimedia Đọc Báo in

Nói "không" với lao động trẻ em giúp việc gia đình

15:58, 12/06/2013

Tối 11-6, tại Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em 2013, với chủ đề là “Nói không với lao động trẻ em giúp việc gia đình”.

Tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây cho thấy, hơn 7% lao động làm thuê giúp việc gia đình ở Việt Nam dưới 18 tuổi. Hiện số lượng trẻ em làm thuê giúp việc gia đình có xu hướng gia tăng do nhận thức của gia đình và xã hội, tình trạng nghèo đói, các em không có điều kiện tiếp tục con đường học tập hoặc học nghề dẫn đến có rất ít lựa chọn cho công việc của các em. Nhu cầu giúp việc để chăm sóc người già và chăm nom con trẻ ở đô thị đang có xu hướng tăng nên nguy cơ lạm dụng trẻ em lao động sớm đã tác động đến sự phát triển về thể lực, tình cảm và đạo đức của các em, ảnh hưởng đến tương lai của toàn xã hội.

Bộ luật Lao động cho phép trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể làm thuê giúp gia đình nếu các công việc đó phù hợp với lứa tuổi, thời gian làm việc không vượt quá quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến việc học tập, môi trường làm việc. Tuy nhiên, vì bản chất công việc này thường diễn ra trong một không gian khép kín nên trẻ em làm thuê giúp việc gia đình có nguy cơ cao trở thanh nạn nhân bị phân biệt đối xử, bóc lột và lạm dụng.

Thời gian qua, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Việt Nam đã triển khai được nhiều chương trình dự án điều tra tình hình và nguyên nhân dẫn tới lao động trẻ em, xây dựng chương trình quốc gia xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất…

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết: Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giáo dục và dạy nghề, từng bước giảm tình trạng nghèo đói, hỗ trợ các gia đình cải thiện thu nhập, đưa trẻ em trở lại môi trường học văn hóa, học nghề. Xây dựng chương trình quốc gia xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em nặng nhọc, can thiệp sớm, giải cứu các em khỏi các công việc và môi trường độc hại, nguy hiểm, hỗ trợ các em tái hòa nhập cộng đồng.

N.X (nguồn VOV)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.