Multimedia Đọc Báo in

Những người trẻ "không cần biết đến ngày mai"

12:10, 16/03/2014
Học hết lớp 9 thì Đ. bỏ học vì “học không vô”. Nghỉ học sớm ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Đ. cũng chưa có suy nghĩ một cách nghiêm túc về tương lai của mình.
Mặc dù cha mẹ khuyên nhủ rằng nên vào trường nghề để chọn học một nghề, Đ. không nghe, theo bạn bè đi làm thợ sơn, chẳng phải yêu thích gì mà chỉ bởi “chỉ cần học bạn bè, đi làm có tiền ngay, lại vui”. Bản tính ham vui, thích hưởng thụ nên Đ. cũng đi làm theo kiểu “mùa vụ”, tức là hết tiền thì đi làm, có chút tiền lại nghỉ ở nhà ăn chơi, tiêu xài cho hết tiền. Chẳng phải riêng Đ., các bạn cùng đi làm sơn với cậu cũng thế. Cứ làm có tiền là Đ. lại tiêu xài xả láng, ăn nhậu, mua sắm điện thoại, xe máy; đến khi hết tiền, lại mang “cắm” (cầm đồ). Gần 30 tuổi, Đ. lấy vợ. Lúc ấy cậu mới giật mình “hóa ra mình chẳng có gì trong tay cả”, đám cưới cũng do cha mẹ lo cho. Cưới xong, hai vợ chồng thuê nhà trọ ra ở riêng, Đ. lo đi làm tối ngày để nuôi vợ và chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời. Công việc thợ sơn vất vả, độc hại và không ổn định nhưng giờ thì Đ. cũng không có sự lựa chọn nào khác. Cậu hối hận: “Phải chi ngày xưa nghe lời cha mẹ lo học lấy một nghề ổn định thì đâu đến nỗi. Có lẽ sắp tới em phải dành dụm tiền đi học nghề cơ khí và học thêm bổ túc văn hóa, chứ cứ như thế này thì cuộc sống bấp bênh quá”.

Chán học, nghiện game online, T. cũng bỏ học khi vừa học hết cấp hai. Chẳng nghĩ gì đến tương lai, T. đang sống theo kiểu “sống hôm nay, không cần biết đến ngày mai”. Cậu đi làm thuê khắp nơi với đủ thứ nghề: từ trông xe cho quán cà phê, bảo vệ sân bóng đá đến hái cà phê, phụ hồ... để lấy tiền “nướng” vào game, đánh bài. Người thân, bạn bè khuyên T. dành tiền đi học một nghề ổn định thì cậu chỉ cười: “Còn trẻ, lo gì. Sống được ngày nào hay ngày đó”.

Những bạn trẻ có suy nghĩ và lối sống như Đ., T. hiện nay khá phổ biến. Họ chỉ thích hưởng thụ, chỉ lo thỏa mãn cho nhu cầu, sở thích, thú vui trước mắt mà không lập kế hoạch hay suy nghĩ một cách nghiêm túc cho tương lai của chính mình. Là những người trẻ, nắm bắt xu thế thời cuộc rất nhanh nhưng nhiều bạn trẻ lại không sử dụng sự nhanh nhạy đó để học hỏi, tích lũy kiến thức, kỹ năng cho cuộc sống sau này mà chỉ thích ăn xài, hưởng thụ. Không ít trường hợp như Đ., bỏ phí hoài những năm tháng tuổi trẻ, đến lúc giật mình nhìn lại thì đã bỏ qua rất nhiều cơ hội cũng như những giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời – khi mà ta chẳng những có thể thực hiện những ước mơ, hoài bão, hoạch định cho tương lai của mình mà còn làm được nhiều việc có ích cho xã hội.

Hải Hà


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.