Multimedia Đọc Báo in

Đào tạo lái xe theo hình thức khoán – lợi bất cập hại

14:01, 29/10/2014
Thời gian gần đây, nhiều trường đào tạo lái xe đã chuyển sang hoạt động theo hình thức “khoán”. Theo đó, cơ sở đào tạo giao xe cho từng giáo viên, giáo viên có trách nhiệm từ khâu tìm học viên, dạy lái xe cho đến khi học viên hoàn thành khóa học.
 
Với hình thức "khoán trắng" kiểu này, giáo viên phải chịu toàn bộ chi phí nhiên liệu đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng “đầu ra” của học viên. Cách làm này giúp cho cơ sở đào tạo có nhiều thuận lợi trong công tác tuyển sinh, giáo viên cũng có trách nhiệm hơn để nâng cao chất lượng đào tạo.

Thế nhưng có một thực tế đáng lo ngại là, để tiết giảm chi phí, nhiều giáo viên đã cắt giảm giờ học thực hành của học viên dẫn đến chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng, làm hạn chế đáng kể kỹ năng điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông của học viên sau khóa học. Thế mới có chuyện, học viên nghỉ học càng nhiều, giáo viên càng… thích. Rồi thì chuyện đến sát ngày thi chính thức, có nhiều học viên bỏ ra số tiền lớn, “luyện” cả ngày chỉ để thi cho đậu, có cái bằng lái trong túi là được, còn chuyện đi xe trên đường như thế nào, tính sau…(!). Bên cạnh đó, do học viên lúc này không chỉ là học viên của cơ sở đào tạo mà còn là học viên của từng giáo viên nên việc sát hạch tại cơ sở đào tạo trước kỳ thi chính thức không còn chặt chẽ do không thể tránh khỏi tâm lý cả nể giữa các giáo viên. Điều đó khiến cho việc sát hạch tại cơ sở đào tạo chỉ còn mang tính hình thức. Đó là chưa kể đến việc tuyển sinh, xét cho cùng không phải là việc của người giáo viên, thế nên khi người giáo viên cũng phải đứng trước áp lực về tuyển sinh để bảo đảm thu nhập thì không ai dám chắc là họ sẽ không bị sao nhãng trong việc truyền thụ kiến thức cho học viên!

Rõ ràng đào tạo lái xe theo hình thức khoán cũng có nhiều cái “lợi”, nhưng “hại” thì cũng không hề ít…

Giang Nam

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.