Multimedia Đọc Báo in

Bại sản vì lo cho con đi du học

16:07, 09/11/2014
Hơn một năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Phô (48 tuổi) trú tại thôn Tân Trung B, xã Ea Toh, huyện Krông Năng phải oằn lưng gánh khoản nợ lên đến hàng trăm triệu đồng vì bị “dính” phải “quả lừa” của một công ty tư vấn du học.

Ông Phô cho biết: Trong một lần về thăm quê ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ông được một người quen giới thiệu một Công ty tại TP. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn du học có uy tín. Rời quê vào Dak Lak, ông Phô tức tốc đón xe vào TP. Hồ Chí Minh lần tìm đến địa chỉ số 20 đường Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1. Tại văn phòng Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế ViPec, ông Phô được ông Nguyễn Duy Tiệp, Tổng Giám đốc tiếp chuyện. Ông Tiệp khẳng định trong quá trình du học tại Úc, du học sinh có thể kết hợp làm thêm với mức thu nhập cao. Phía Công ty sẽ lo nơi ăn chốn ở, tìm kiếm công việc thích hợp…

Ông Phô cùng các giấy tờ, hợp đồng du học với Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế ViPec.
Ông Phô cùng các giấy tờ, hợp đồng du học với Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế ViPec.

Tin lời ông Tổng Giám đốc Nguyễn Duy Tiệp, ông Phô lập tức về nhà xoay xở tiền để lo cho cậu con trai là Nguyễn Kông Thành (SN 1991) đi du học. Theo hẹn, đến ngày 14-8-2013, ông Phô cùng cậu con trai có mặt tại TP. Hồ Chí Minh hoàn tất thủ tục ký hợp đồng với Công ty của ông Tiệp. Sau một thời gian về Dak Lak phấp phỏng chờ đợi, cuối năm 2013, qua các phương tiện thông tin đại chúng gia đình ông Phô được biết vào ngày 19-12-2013, Tổng Giám đốc Nguyễn Duy Tiệp cùng với cộng sự của ông ta đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh bắt vì hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau khi nhận được thông tin Tổng Giám đốc Nguyễn Duy Tiệp bị cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh bắt tạm giam và ra quyết định khởi tố, gia đình ông Phô đã viết đơn trình báo sự việc gửi tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm từ các cơ quan đơn vị này.

Bà Trần Thị Mai (43 tuổi, vợ ông Phô) than thở: “Để lo một khoản tiền lớn cho con đi du học, vợ chồng tôi phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi, cầm cố hết tài sản mới có được số tiền gần 480 triệu đồng. Số tiền này ông Tiệp và nhân viên của Công ty ViPec đã viết giấy biên nhận và hứa sẽ đưa con tôi sang Úc du học hệ đại học. Ai ngờ sự thể lại xảy ra như thế. Gia đình tôi là nông dân, vay mượn ngân hàng số tiền lớn như vậy, giờ con thì không sang được Úc mà còn phải còng lưng trả lãi nữa...”.

 Trần Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.