Multimedia Đọc Báo in

62% hộ gia đình ở vùng nông thôn của tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh

17:35, 05/02/2015

Theo thống kê của ngành Y tế, đến hết năm 2014, tỷ lệ hộ gia đình ở vùng nông thôn của tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 62%.

Mặc dù tỷ lệ này gần đạt mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia đề ra (65% hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh), nhưng lại có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ chung và tỷ lệ của hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chung của toàn tỉnh đến năm 2014 là 72,2% thì tỷ lệ này ở vùng nông thôn chỉ đạt 62% và vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ đạt 37%. Số hộ còn lại sử dụng các loại hình nhà tiêu không bảo đảm tiêu chuẩn như hố xí mèo, nhà tiêu 2 ngăn không có ống thông hơi hoặc phóng uế bừa bãi. Đặc biệt, toàn tỉnh có đến 18 xã có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, như: xã Ea Yiêng (huyện Krông Pak) là 1,19%; xã Cư Pui, Hòa Phong (huyện Krông Bông) là 2,04% và 4,95%; xã Cư Mlan, Ia Lốp (huyện Ea Súp) là 3,39% và 4,5%...

Theo đánh giá của ngành Y tế, việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt, thành phần vật truyền nhiễm (véc tơ truyền bệnh) có giai đoạn sống trong nước thay đổi, lây lan theo nguồn nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong vùng mà còn ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.