Multimedia Đọc Báo in

Chủ động nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong hội viên Hội Phụ nữ

08:51, 21/09/2015

Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng hội viên, có giải pháp định hướng dư luận xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã và đang được các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh thực hiện trong thời gian qua.

Để kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất và tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh, đáp ứng nguyện vọng của phụ nữ tại cơ sở, Hội đã tăng cường phân công cán bộ xuống địa bàn, nắm tình hình tư tưởng trong các tầng lớp phụ nữ về nhu cầu, nguyện vọng trong cuộc sống. Hàng quý, cấp tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn đội ngũ báo cáo viên, cung cấp kỹ năng, kiến thức mới, tình hình tư tưởng và các diễn biến về trật tự, an ninh quốc phòng; Tranh thủ đội ngũ báo cáo viên, hội viên nòng cốt, người có uy tín cung cấp các thông tin tuyên truyền và vận động. Bên cạnh đó, các cấp hội còn tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; gắn việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước với việc huy động các nguồn lực trong xã hội; đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm, tín chấp để hỗ trợ phụ nữ vay các nguồn vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; chú trọng triển khai dạy nghề cho lao động nữ ở những vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên, phụ nữ.

Hội Phụ nữ xã Ea M’nang (huyện Cư M’gar) chia sẻ kinh nghiệm về công tác nắm bắt tư tưởng  của hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Hội Phụ nữ xã Ea M’nang (huyện Cư M’gar) chia sẻ kinh nghiệm về công tác nắm bắt tư tưởng của hội viên, phụ nữ trên địa bàn.

Để nắm bắt thông tin trực tiếp từ hội viên, phụ nữ, Tỉnh Hội đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, truyền thông trên địa bàn. Thông qua hội viên nòng cốt, Hội cơ sở tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp lấy người thật, việc thật, nêu gương điển hình để giúp chị em mạnh dạn nói lên chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình. Nhờ đó, cán bộ các cấp Hội kịp thời trao đổi, giải thích, định hướng cho chị em và báo cáo để cấp ủy và chính quyền địa phương giải quyết thỏa đáng những bức xúc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ ngay từ cơ sở. Điển hình như Hội LHPN huyện Cư M’gar, TP. Buôn Ma Thuột tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện, thành phố với hội viên phụ nữ dân tộc, tôn giáo và các chính sách về an sinh xã hội liên quan đến phụ nữ. Hay Hội LHPN huyện Krông Ana phối hợp với Phòng Tư pháp tổ chức Ngày hội pháp luật, tư vấn pháp luật cho hàng trăm phụ nữ nghèo; Hội Phụ nữ huyện Ea Kar tổ chức Hội thảo cho trẻ em với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”… Thông qua các hoạt động truyền thông trên, các cấp Hội vừa có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng vừa giải quyết những vướng mắc, góp phần ổn định tình hình tư tưởng của hội viên, phụ nữ trên địa bàn. Ngoài ra, để mô hình kết nghĩa giữa các chi hội phụ nữ đi vào thực tế và có chiều sâu, Hội đã tập trung nguồn lực để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức hội vùng dân tộc – tôn giáo, phát triển hội viên nòng cốt; xây dựng các mô hình điểm như “Phụ nữ tôn giáo gương mẫu chấp hành pháp luật”, “Chi hội mẫu”, “Chi hội phụ nữ sống tốt đời đẹp đạo”… Hiện nay các cấp hội đã nhân rộng hàng chục mô hình, câu lạc bộ và thu hút hàng trăm hội viên, phụ nữ tham gia sinh hoạt thường xuyên, tạo sự gắn bó, tương trợ, chia sẻ, thi đua lẫn nhau cùng tiến bộ.

Công tác nắm bắt dư luận xã hội đã trở thành một trong những kênh thông tin quan trọng phục vụ tốt công tác định hướng tư tưởng cho hội viên, phụ nữ. Để nâng cao kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội của cán bộ hội, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, hằng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác nắm bắt dư luận xã hội gắn với tập huấn nghiệp vụ công tác Hội. Ngoài ra, các cấp Hội còn tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động của tổ chức hội để định hướng các chương trình, hoạt động; giám sát các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia tại địa bàn dân cư; phát hiện những bất cập để có kiến nghị, đề xuất, bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ.

Tuy đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, song việc nắm bắt dư luận xã hội và tình hình tư tưởng của các cấp Hội Phụ nữ cũng còn những hạn chế. Ở một số nơi khi có vấn đề phát sinh, cán bộ hội vẫn chưa nắm bắt, phản ánh tư tưởng của phụ nữ kịp thời, thiếu thông tin định hướng tư tưởng; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra…

Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội được Hội LHPN tỉnh tổ chức tại huyện Lắk vừa qua, các cán bộ Hội cơ sở đã chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong công tác nắm bắt dư luận và tình hình tư tưởng hội viên phụ nữ trên địa bàn. Qua đó đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thời gian tới: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, phản ánh dư luận xã hội, định hướng tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp; tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phụ nữ…

 Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.