Multimedia Đọc Báo in

Nữ sinh bị cưa chân nhập học ở trường mới

17:35, 21/04/2016

Sau 45 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), sáng 21-4, em Lê Thị Hà Vi, nữ sinh bị cưa chân do sự tắc trách của y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin, đã làm thủ tục nhập học tại trường mới - Trường THCS - THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột). Đến thăm và động viên em có đại diện của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin.

a
Bà Bùi Thị Ngọc Ánh (bìa phải), Phó Hiệu trưởng Trường Đông Du trao đổi với gia đình và đại diện các sở, ngành về việc nhập học của Hà Vi

Bà Bùi Thị Ngọc Ánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đông Du cho biết, lãnh đạo nhà trường đã trao đổi trực tiếp với các sở, ngành liên quan và thăm hỏi, lấy ý kiến của gia đình Hà Vi về quá trình học tập của em để giúp em có thể hòa nhập và theo kịp bạn bè sau thời gian bị gián đoạn việc học. Bà Ánh cũng đề xuất và kiến nghị với Sở GD-ĐT tạo điều kiện để Hà Vi có thể thi học kỳ vào tháng 6, bởi đây là trường hợp đặc biệt và chuyện xảy ra ngoài ý muốn...

Hà Vi đến lớp
Hà Vi đến lớp

 

a
Bạn cùng lớp giúp đỡ Hà Vi

Hà Vi được xếp vào lớp 10A2. Cô Lê Minh Hiền, giáo viên chủ nhiệm lớp cho hay: “Sau khi nghe tin Hà Vi được chuyền về lớp, tôi đã thông báo và trao đổi với các em học sinh trong lớp. Nhiều em đã xung phong giúp đỡ bạn Hà Vi trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày mặc dù chưa gặp Vi bao giờ...”. Cô Hiền cũng cho biết thêm, trong thời gian này Hà Vi sẽ được bồi dưỡng kiến thức các môn học chính là Toán, Lý, Hóa, Ngữ Văn. 

A
Niềm vui của Hà Vi trong ngày nhập học đầu tiên ở ngôi trường mới  

Hà Vi được Trường Đông Du tặng suất học bổng toàn phần từ tháng 4-2016 đến hết tháng 5-2018. Đây suất học bổng toàn phần đầu tiên của Trường với tất cả chi phí ăn ở, học tập, nội trú, xe đưa đón về nhà hàng tuần... 

Nguyễn Gia

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.