Multimedia Đọc Báo in

Người dân Cư M'gar học và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể

10:28, 17/06/2016

Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và người dân trên địa bàn xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar).

Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, Đảng bộ xã Cư M’gar luôn chú trọng triển khai học tập các chuyên đề; chỉ đạo các chi bộ và đảng viên xây dựng chuẩn mực đạo đức gắn với từng chuyên đề, từng đảng viên đăng ký chương trình hành động, coi đó là căn cứ để phân loại đảng viên hằng năm… Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt quan tâm tuyên truyền về người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… tới mọi người dân trong xã. Nhờ vậy, không chỉ cán bộ, công chức xã chuyển biến tích cực về tinh thần trách nhiệm với công việc như: chấp hành giờ giấc làm việc tốt hơn, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc mà người dân trong xã cũng tích cực học tập và làm theo gương Bác như ra sức thi đua lao động sản xuất, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và phong trào xây dựng nông thôn mới...

Đảng bộ xã Cư M’gar đập “Heo đất tiết kiệm” hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng nhà ở
Đảng bộ xã Cư M’gar đập “Heo đất tiết kiệm” hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng nhà ở.

Trong 5 năm (2011 – 2015), nhân dân xã Cư M’gar đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng và hiến 2.500 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng hội trường, cổng chào và sân bóng đá, bóng chuyền… Nhiều con đường lầy lội đã trở nên sạch sẽ, khang trang, thuận lợi cho việc đi lại nhờ sự chung tay góp sức của người dân. Đơn cử như, mới đây bà con sinh sống dọc tuyến đường dài khoảng 210 m ở xóm “Làng mạ” thuộc thôn 5 đã đóng hơn 71 triệu đồng để bê tông hóa đoạn đường này, người dân còn tự đảm nhận luôn phần thi công bằng cách huy động 2-3 người/gia đình/ngày trực tiếp làm đường. Bây giờ, đi trên con đường bê tông khang trang rộng 2,5 m, chẳng ai còn hình dung được rằng mới chỉ cách đây hơn 4 tháng, đây còn là con đường đất nhỏ hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, lầy lội vào mùa mưa khiến việc đi lại vô cùng khó khăn.

Bên cạnh đó, các hội, đoàn thể của xã còn vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Hội Phụ nữ có mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ”…; Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân xây dựng các tổ “Góp vốn” giúp các hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay. Bằng những hình thức như vậy, trong 5 năm qua, bà con trong xã đã tiết kiệm được hơn 1.352 kg gạo và huy động được hơn 1 tỷ đồng, qua đó giúp hàng trăm hộ nghèo, khó khăn được vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh với lãi suất thấp… Hay tại các chi bộ, phong trào “Nuôi heo đất” đã tiết kiệm được 12 triệu đồng nhằm hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường, giúp đỡ kịp thời những gia đình gặp khó khăn hoạn nạn…

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.