Multimedia Đọc Báo in

Sát cánh cùng hội viên khó khăn vùng sâu

20:00, 21/11/2016

Từng sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ bề, nhưng với sự cần cù, nhạy bén, chị Lương Thu Vịnh (người dân tộc Nùng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xã Dliê Ya, huyện Krông Năng) đã vươn lên làm giàu, đồng thời giúp đỡ nhiều gia đình thoát nghèo.

Năm 1985, gia đình chị rời quê hương Tuyên Quang vào Đắk Lắk lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Ban đầu vợ chồng chị chăm chỉ khai hoang đất đai, trồng hoa màu lấy ngắn nuôi dài nhưng cuộc sống vẫn luôn chật vật, túng thiếu.

Chị Lương Thu Vịnh.
Chị Lương Thu Vịnh.

Năm 2006, được ngân hàng cho vay 20 triệu để phát triển kinh tế, anh chị đầu tư vào trồng cây tiêu, đồng thời tiếp tục mở rộng diện tích để trồng thêm lúa nước, chăn nuôi… Có được ít vốn, vợ chồng chị trồng thêm cà phê, cao su, sầu riêng. Tích góp kinh nghiệm từ thực tiễn, lại biết ứng dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất các loại cây trồng của gia đình đạt khá cao, mang lại lợi nhuận lớn… Chị bộc bạch: “Gia đình có được như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ rất lớn của Đảng, Nhà nước và dân làng. Chúng tôi được tạo điều kiện thuận lợi nhất để vươn lên thoát nghèo: hỗ trợ các loại giống, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, sẻ chia kinh nghiệm canh tác…”.

Nhờ tích cực phát triển sản xuất, đến nay, gia đình chị đã xây được ngôi nhà trang khang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Đặc biệt, các con chị đều chăm ngoan, học giỏi. Trong đó, người con đầu là Ma Thanh Tuyên đang là sinh viên năm 3 (Học viện Hành chính Quốc gia) và người con út đang là học sinh lớp 12, nhiều năm liền đạt học lực khá, giỏi…

Từng trải qua cuộc sống khổ cực nên chị rất đồng cảm và thường hay giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Đơn cử như trong năm qua, chị đã cho 5 hộ vay không lấy lãi từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng để đầu tư phát triển kinh tế như các gia đình: chị Lương Thị Vị (thôn  Xuân Hòa 1), chị Nguyễn Thị Thủy (thôn Ea Kanh), anh Hoàng Văn Biến (thôn Xuân Hòa 2)...

Không chỉ sản xuất giỏi, chị còn tích cực tham gia công tác xã hội, đoàn thể, làm tốt vai trò, trách nhiệm của một đảng viên. Mới đây, chị được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Hội phụ nữ xã. Trên cương vị mới, chị khá lo lắng, băn khoăn bởi “Mọi người có tin tưởng mới bầu mình, nếu mình làm không tròn trách nhiệm thì thật có lỗi”…

Khi bắt tay vào nhiệm vụ, chị được chính quyền địa phương ủng hộ hết mình, giúp đỡ mọi mặt công tác. Đáp lại sự tin yêu đó, chị gương mẫu chấp hành, đồng thời thường xuyên tuyên truyền gia đình, mọi người chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; luôn đặt lợi ích của bà con lên hàng đầu, và đặc biệt sát cánh cùng các hộ khó khăn, nhằm giúp đỡ họ vươn lên thoát nghèo bền vững…

Song Quỳnh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.