Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn phát ngôn, cung cấp thông tin y tế và xử lý khủng hoảng truyền thông

21:35, 18/11/2016

Ngày 18-11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) đã tổ chức lớp tập huấn phát ngôn, cung cấp thông tin y tế và xử lý khủng hoảng truyền thông cho lãnh đạo sở Y tế, đại diện các bệnh viện, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và chuyên viên truyền thông của ngành y tế của 16 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Tại lớp tập huấn, chuyên gia của Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) đã hướng dẫn ngành y tế các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông và cung cấp thông tin y tế; tiên lượng những sự cố có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông để chủ động kiểm soát; những sự cố y khoa thường gặp và cách ứng xử với truyền thông.

Thạc sĩ Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
Thạc sĩ Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) phát biểu khai mạc lớp tập huấn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã hướng dẫn các đơn vị y tế cần có thái độ bình tĩnh và hợp tác, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; tuyệt đối không né tránh, không từ bỏ quyền phát ngôn khi xảy ra sự cố và tai biến y khoa. Trong trường hợp xảy ra những sai sót, ảnh hưởng đến người bệnh, ngành Y tế phải nghiêm túc thừa nhận, xử lý kỷ luật người làm sai và đưa ra các giải pháp phù hợp với văn hóa Việt Nam...

Được biết, thời gian qua, ngành Y tế cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã gặp phải một số sự cố chuyên môn ngoài mong muốn. Vì vậy, việc trang bị cho mỗi cơ sở y tế kỹ năng về phát ngôn, cung cấp thông tin y tế và xử lí khủng hoảng truyền thông là rất cần thiết nhằm tránh nguy cơ một số phần tử phản động lợi dụng sức mạnh của truyền thông để xuyên tạc, tạo dư luận không tốt trong xã hội, làm mất uy tín của ngành Y tế, gây hoang mang trong nhân dân.

Kim Oanh – Thu Huế
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.