Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ giảm nghèo: Cần coi trọng tính hiệu quả

09:09, 03/04/2018

Những năm qua, việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số qua hoạt động trao vốn sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, y tế, giáo dục… đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách, phương pháp hỗ trợ có hiệu quả thì vẫn còn một số hoạt động hỗ trợ chỉ mang tính mùa vụ, trước mắt mà chưa tạo ra mô hình, tạo sinh kế giảm nghèo mang tính bền vững, có hiệu quả lâu dài.

Bà H’Mai Knul, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh tặng quà cho đồng bào nghèo tại huyện Lắk. Ảnh: T.Mai
Bà H’Mai Knul, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh tặng quà cho đồng bào nghèo tại huyện Lắk. Ảnh: Tuyết Mai

Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu sự phối hợp thực hiện, không phù hợp với điều kiện thực tế; việc đầu tư chưa gắn liền với chuyển giao kỹ thuật, cách thức sản xuất, chăn nuôi; đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo còn yếu, nặng về quản lý hành chính mà chưa trăn trở, cùng với dân tìm mô hình giảm nghèo phù hợp, hiệu quả và bền vững. Trong đó, việc định hướng mô hình sản xuất cho hộ nghèo là yêu cầu quan trọng, bởi hộ nghèo cần được chuyển giao những kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất mới có thể thực hiện và phát triển. Bên cạnh đó, do ý thức vươn lên của hộ nghèo chưa cao, chưa thực sự quan tâm, tìm tòi mô hình hay, hiệu quả để triển khai thực hiện; không những thế, nhiều hộ còn chưa có ý thức tự giác trong việc trả nguồn vốn đã vay, mượn để chuyển giao cho hộ khác…

Tình trạng này diễn ra ở nhiều nơi khiến nhiều người dân bức xúc và thẳng thắn nêu ý kiến trong các cuộc họp, tiếp xúc cử tri. Bởi trên thực tế, đã có nhiều chương trình, địa phương triển khai thực hiện xong rồi chẳng biết sau khi người dân nhận hỗ trợ đã sử dụng như thế nào.

Thiết nghĩ, cần phải gắn việc hỗ trợ giảm nghèo đi đôi với điều kiện để tạo sinh kế, gắn trách nhiệm của người nghèo trong đó. Ðiều quan trọng trước hết là chính quyền các cấp, ngành liên quan tổ chức và giám sát thực hiện nghiêm túc, khách quan; tạo thành phong trào, sự hứng khởi cho người nghèo tham gia đóng góp nội lực để vươn lên thoát nghèo, đó mới là cách làm hiệu quả nhất.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.