Multimedia Đọc Báo in

Phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 (năm 2019)

19:15, 04/12/2018

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong vừa phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 (2019) với chủ đề “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero).

Theo thể lệ cuộc thi, đối tượng tham dự là tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31-12-2018). Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 1.000 từ.  Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ). Bức thư phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết; ở góc trên cùng bên trái, ghi đầy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại. Trong nội dung bức thư, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình. 

Đặc biệt, Ban tổ chức lưu ý, bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (112815) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện. Phong bì thư cần ghi rõ: Dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 (2019). Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội - 112815. Thời gian nhận bài thi tính từ ngày 12-10-2018 đến 15-2-2019 (theo dấu Bưu điện).

Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU. Các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.

Hồng Hà

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.