Multimedia Đọc Báo in

Agribank Đắk Lắk: Gần 700 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội Tết Kỷ Hợi 2019

14:45, 03/01/2019
Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã vận động được gần 700 triệu đồng để thực hiện các chương trình an sinh xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. 
 
Với tên gọi “Agribank - Tết Nghĩa tình, lần thứ V năm 2019”, Agribank Đắk Lắk sẽ tặng hơn 1.300 suất quà, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng và 100 nghìn đồng tiền mặt dành cho các đối tượng là hộ gia đình nghèo, nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình chính sách nghèo, hội viên Hội người mù, trẻ em khuyết tật... Cùng với đó, Agribank Đắk Lắk cũng sẽ tổ chức thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đơn vị quân đội kết nghĩa với Agribank và một số hoạt động an sinh  xã hội khác.
 
Các đối tượng chính sách nhận quà trong chương trình “Agribank - Tết nghĩa tình” năm 2017 tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột
Các đối tượng chính sách nhận quà trong chương trình “Agribank - Tết nghĩa tình” năm 2017 tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột
 
Số tiền trên có được từ việc vận động cán bộ, viên chức, người lao động ủng hộ một ngày lương và trích từ Quỹ Xã hội - Từ thiện, Quỹ Tình nghĩa của Công đoàn cơ sở Agribank Đắk Lắk. 
 
Những năm qua, mặc dù hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn, song với trách nhiệm của một doanh nghiệp nhà nước đứng chân trên địa bàn tỉnh, Agribank Đắk Lắk vẫn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, với nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân văn. Trong đó, Chương trình “Agribank - Tết nghĩa tình” của Agribank Đắk Lắk được xây dựng trên nền tảng đặc trưng văn hóa Agribank và thực hiện trong nhiều năm qua. Ngoài ý nghĩa bồi đắp những giá trị văn hoá của Agribank, chương trình còn thể hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị trong việc chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.