Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số

16:39, 29/07/2019

Ngày 29-7, Ban Quản lý Dự án tổ chức xã hội cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số (EC4) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Bông tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nhằm giúp cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số có thêm hiểu biết về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, từ đó thay đổi hành vi để có cuộc sống lành mạnh, Hội thảo đã chia sẻ đến các đại biểu những kiến thức về sức khỏe sinh sản như: các bệnh về đường sinh sản thường gặp ở phụ nữ, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai an toàn…

đại biểu tham dự Hội thảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã thảo luận xoay quanh những khó khăn trong triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số tại địa phương, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn cho phụ nữ, vị thành niên, thanh niên dân tộc thiểu số. 

T
Thạc sĩ Hồ Thị Thu Vân, Trung tâm Y tế huyện chia sẻ kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn tại Hội thảo. 

Dự án EC4 do Liên minh châu Âu tài trợ thực hiện trong 4 năm (2017-2021) tại 2 huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) và Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) với mục tiêu tăng cường hoạt động của các tổ chức nhân dân hướng tới nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và nhạy cảm giới cho các nhóm đối tượng yếu thế ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số. Tại huyện Krông Bông, Dự án được triển khai tại 3 xã Dang Kang, Khuê Ngọc Điền, Hòa Phong, xây dựng được 16 nhóm phát triển cộng đồng với 370 thành viên. Đến thời điểm này, các nhóm phát triển cộng đồng đã tổ chức được 96 buổi sinh hoạt với trên 1.200 lượt người tham gia.

Kim Oanh – Tuyết Mai

 

 

 

 


 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.