Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động nhân đạo

08:56, 18/07/2019

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”, với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Hội, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, sự ủng hộ của các doanh nghiệp và nhân dân, trong 40 năm qua, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, Hội Chữ thập đỏ Đắk Lắk đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo.

Các hoạt động của Hội đã thực sự đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát cơ sở, gắn với nhu cầu thiết thực của đối tượng; nhiều hoạt động đã chuyển sang các mục tiêu nhân đạo phát triển bền vững; các phong trào, cuộc vận động, mô hình hoạt động của Hội phong phú, đa dạng, có chiều sâu, thu hút được sự tham gia và hưởng ứng tích cực của các tổ chức, các nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân.

Điển hình như phong trào “Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam”; Tháng nhân đạo; Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; các chương trình xây nhà Tình nghĩa, khám chữa bệnh, vận động hiến máu tình nguyện, xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sinh kế cho nhân dân; cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ... Đây là những hoạt động thiết thực, mang nghĩa cử cao đẹp, có tính nhân văn sâu sắc, thấm đẫm tình người trong xã hội.

Trong 5 năm qua, tổng giá trị các hoạt động nhân đạo đạt hơn 300 tỷ đồng, trợ giúp cho trên 967.000 lượt đối tượng là người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân thiên tai và các trường hợp rủi ro đột xuất khác, giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Hiệu quả hoạt động trung bình hằng năm gấp 10 lần so với tổng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho ba cấp Hội. Những kết quả quan trọng đạt được nêu trên đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội và chăm lo ổn định cuộc sống người dân trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phạm Minh Tấn trao Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ tặng các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác vận động hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh.  Ảnh: K.Oanh
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phạm Minh Tấn trao Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ tặng các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác vận động hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh. Ảnh: K.Oanh

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận về nhiều mặt, hoạt động Hội Chữ thập đỏ tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Hoạt động, phong trào Hội có lúc, có nơi chưa đồng đều, kết quả còn hạn chế ở một số đơn vị, địa phương; công tác cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và chất lượng; công tác phát triển, quản lý và phát huy vai trò của tình nguyện viên chưa đồng đều; việc phát triển tổ chức Hội trong các cơ quan, doanh nghiệp, các trường học còn hạn chế…

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động nhân đạo và công tác Hội trong tình hình mới với phương châm: “Đổi mới tư duy - Tạo dựng vị thế - Bảo vệ sự sống”, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung tăng cường lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm đối với công tác nhân đạo và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy về công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ. Đồng thời, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả 7 hoạt động được quy định trong Luật Hoạt động Chữ thập đỏ, đặc biệt chú trọng công tác xã hội nhân đạo, tham gia phòng ngừa và ứng phó thiên tai, chăm sóc sức khỏe nhân dân dựa vào cộng đồng, hiến máu nhân đạo. Chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và phát triển tổ chức Hội, nhất là ở cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao...

Cán bộ y tế làm xét nghiệm phân loại máu của tình nguyện viên trước khi hiến.  Ảnh: K. Oanh
Cán bộ y tế làm xét nghiệm phân loại máu của tình nguyện viên trước khi hiến. Ảnh: K. Oanh

Hằng năm các cấp ủy đảng cần xác định nhiệm vụ công tác nhân đạo trong chương trình, kế hoạch công tác của mình; định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác nhân đạo và phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ trong các hoạt động nhân đạo. Đẩy mạnh tuyên truyền về các giá trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân đạo và về hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng công tác nhân đạo. Qua đó, vận động, thu hút ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm tham gia hoạt động nhân đạo với hình thức đa dạng, khả năng phù hợp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Hội, đưa các phong trào nhân đạo đi vào chiều sâu...

Với những cống hiến xuất sắc của các thế hệ cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đắk Lắk vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007 và Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2016; nhiều tập thể, cá nhân đã được Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng Bằng khen và những phần thưởng cao quý khác...

Phạm Minh Tấn

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.