Multimedia Đọc Báo in

Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp tổng kết công tác năm 2019

18:01, 29/11/2019

Ngày 29-11, Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH & KT) Lâm nghiệp tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 2019 và triển khai kế hoạch công tác năm 2020.

Năm 2019, Hội KH & KT Lâm nghiệp tỉnh và các thành viên đã tích cực tham gia nhiều hoạt động tư vấn pháp luật và phản biện như: Đồng chủ trì với với Sở NN&PTNT, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới tổ chức Hội thảo khoa học “Tăng cường thực thi pháp luật quản lý bảo vệ rừng và lâm sản ở Tây Nguyên”; tham gia khảo sát tình trạng buôn bán động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn, huyện Lắk; tham gia Hội thảo giải pháp đảm bảo thực thi hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên địa bàn tỉnh; thu hút dự án của Trung tâm CIRD (tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) xây dựng các mô hình giao đất lâm nghiệp và thúc đẩy việc công nhận quyền của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đối với đất rừng...

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Bên cạnh đó, Hội cũng tích cực chỉ đạo các chi hội cùng hội viên theo lĩnh vực chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các luật liên quan đến bảo vệ rừng, phát triển rừng, bảo vệ môi trường và đất đai..., đặc biệt là Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng...

Trong phương hướng hoạt động trọng tâm năm 2020, Hội sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục tuyên truyền vận động, kết nạp khoảng 120 hội viên và thành lập 3 chi hội mới; xây dựng đề án thành lập Trung tâm Tư vấn pháp lý về lĩnh vực nông, lâm, nghiệp...

Thùy Duyên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.