Multimedia Đọc Báo in

Một gia đình tật nguyền cần giúp đỡ

13:54, 12/05/2020

Cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Tiến Đức (SN 1984, ở thôn 15, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc) hiện vô cùng khó khăn, bi đát.

Gia đình anh Đức có ba chị em. Vào năm 2015, một lần cưa cây trong vườn, anh Đức bị cây đổ đè vào lưng gãy cột sống, dập tủy, hai chân bị liệt không đi lại được. Sau một năm Đức bị tai nạn, vợ anh cũng bỏ đi, để lại con nhỏ. Rủi ro không chỉ đến với mình Đức mà mẹ anh bị tai biến cũng không đi lại được, chỉ ngồi một chỗ. Người em trai trong khi lợp mái hiên nhà thì bị rơi từ trên cao xuống, chấn thương cột sống, không còn sức lao động.

Sau tai nạn, anh Đức bị liệt hai chân.
Sau tai nạn, anh Đức bị liệt hai chân.

Người chị cả của Đức sau khi ly hôn vừa cáng đáng nương rẫy, vừa đi làm thuê kiếm tiền để chăm sóc mẹ và cậu em trai tàn tật. Đã 5 năm qua, anh Đức phải đặt ống dẫn nước tiểu ra ngoài, mọi sinh hoạt vô cùng bất tiện và phải có người phục vụ. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, ăn còn không đủ chứ chưa nói đến chi phí thuốc men.

Ông Đinh Xuân Hương, cán bộ Mặt trận thôn 15 cho biết: “Gia đình anh Đức trước đây rất chăm chỉ, gương mẫu làm ăn. Nhưng mấy năm nay liên tục bị tai nạn, rủi ro khiến hoàn cảnh vô cùng éo le, cả nhà đều mất sức lao động, nên những năm qua không lao động được, dẫn đến không có thu nhập, cuộc sống ngày càng đi vào ngõ cụt. Mặc dù địa phương đã vận động quyên góp giúp đỡ, nhưng không thấm vào đâu. Rất mong các mạnh thường quân giúp đỡ để gia đình anh Đức vượt qua lúc khó khăn nhất”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

Anh Nguyễn Tiến Đức, ở thôn 15, xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc), số điện thoại 0988.079.554.

Hoặc Quỹ Tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk số 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột.

Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.