Multimedia Đọc Báo in

Linh hoạt phương thức chi trả lương hưu cho người thụ hưởng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột

10:35, 05/08/2020

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh đã thống nhất phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN tháng 8 và 9-2020 tùy theo từng khu vực, địa bàn và nhóm đối tượng.

Cụ thể, tại địa bàn TP. Buôn Ma Thuột tính đến ngày 4-8 còn 9 điểm chưa chi trả xong lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN tháng 8-2020 cho người hưởng (gồm Tân Lợi, Thắng Lợi, Tân Tiến, Thành Công, Hòa Xuân, EaTu, Tự An, Tân An 1 và Tân An 2). Do vậy, đối với người hưởng từ 80 tuổi trở lên, người dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú thì Bưu điện sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN của 2 tháng (tháng 8 và 9) tại địa chỉ người hưởng từ ngày 17-8. Trường hợp người hưởng cần thiết phải nhận tiền lương của tháng 8 trước ngày 17-8 thì liên hệ với nhân viên bưu điện để được nhận tiền.

a
Nhân viên Bưu điện TP. Buôn Ma Thuột chi trả lương hưu tại nhà trên địa bàn phường Tân Thành vào tháng 5-2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. 

Đối với người hưởng dưới 80 tuổi, từ ngày 17-8 (hết thời gian cách ly xã hội), thực hiện chi trả của 2 tháng cho đối tượng tại điểm chi trả hằng tháng. Trường hợp người hưởng cần thiết phải nhận tiền lương của tháng 8 trước ngày 17-8 thì liên hệ với nhân viên bưu điện để được nhận. Với các điểm đã chi trả xong lương của tháng 8-2020, sẽ thực hiện chi trả của tháng 9 tại điểm chi trả hằng tháng.

Tại các huyện, thị xã thì người hưởng 80 tuổi trở lên hoặc dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú được chi trả của tháng 8 tại nhà; đối tượng còn lại nhận tại điểm chi trả từ ngày 2 đến ngày 10 hằng tháng và nhận tại bưu cục của bưu điện từ ngày 11 đến 25 hằng tháng.

Căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh, nếu có thay đổi BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh sẽ cùng phối hợp để điều chỉnh cho phù hợp.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.