Multimedia Đọc Báo in

Xuân này không lễ hội!

17:10, 27/02/2021

Do dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều không tổ chức các lễ hội truyền thống vào những ngày đầu xuân như mọi năm.

Nhiều người cho rằng điều đó khiến xuân kém vui, nhưng tất thảy vẫn đồng thuận với chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn và tiến tới dập tắt cơn đại dịch nguy hiểm này.

Thay vì đi du lịch đầu  xuân, nhiều gia đình lại chọn không gian yên tĩnh để thư giãn. Ảnh: Gia Nguyên
Thay vì đi du lịch, tham dự nhiều lễ hội đầu Xuân Tân Sửu 2021, nhiều gia đình ở TP. Buôn Ma Thuột đã lựa chọn những không gian yên tĩnh để thư giãn. Ảnh: Gia Nguyên

Đầu xuân không lễ hội cũng là điều xưa nay hiếm (chỉ trừ khi chiến tranh, loạn lạc xảy ra), bằng không cứ “xuân thu nhị kỳ”, các cộng đồng dân tộc trong cả nước lại náo nức, rộn ràng tổ chức hàng trăm lễ hội vào dịp đầu xuân, từ ngày Hạ nêu vào mồng 7 Tết cho đến hết giêng, hai… Thực hành lễ hội là để gìn giữ vốn văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh và hơn hết là cố kết cộng đồng, tạo nên sức mạnh nội sinh để vượt qua bao thách thức, thăng trầm của lịch sử. Vì thế, ý nghĩa của mỗi một lễ hội luôn thường trực trong tâm thức mọi người dân đất Việt từ hàng nghìn năm qua.

Khi vì một lý do bất khả kháng mà không tổ chức được lễ hội, thì các cộng đồng dân tộc vẫn tìm cách duy trì thực hành vốn văn hóa này một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn để mọi người nhớ về và tưởng vọng.

Được biết từ ngày mồng 6 Tết đến nay, rất nhiều lễ hội tiêu biểu trên khắp ba miền đất nước phải hủy hay hoãn lại do tình hình dịch bệnh, như Lễ hội Chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội); Hội Gióng (Sóc Sơn - Hà Hội); Lễ hội Đền Trần (TP. Nam Định); Chợ Viềng; Phủ Dày (Vụ Bản - Nam Định); Lễ dâng hương Bà Ngũ Hành Long Thượng (TP. Tân An - Long An); Lễ hội Bà Chúa Núi Sam (thị xã Châu Đốc - An Giang); hay Lễ hội Cầu ngư; Hội vật Làng Sình (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế)...

Song không vì thế mà những giá trị văn hóa, tinh thần cốt lõi và tốt đẹp ấy không được lan tỏa đến với cộng đồng xã hội; bởi trên thực tế người ta vẫn tìm về và lắng lại trong “tâm an” ở một nơi chốn nào đó yên bình - là góc phố, nếp nhà, ngõ quê… để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới, rồi hy vọng năm sau lại “xuân thu nhị kỳ” rộn ràng, náo nức hơn.  

Đình Đối

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.