Multimedia Đọc Báo in

Triển khai cuộc thi trực tuyến về phòng tránh tai nạn bom mìn

16:56, 09/04/2021
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2903/UBND-NC ngày 7-4 gửi các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc triển khai cuộc thi trực tuyến “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại”.
 
Cuộc thi do Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) chủ trì triển khai nhằm hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bom mìn 4-4. Thể lệ cuộc thi, bộ câu hỏi và đáp án được đăng trên trang thông tin điện tử VNMAC – tại đường link http://cuocthi.vnmac.gov.vn
 
Theo đó, thí sinh dự thi xem Video và trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử có kết nối internet theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn.
 
Đề thi gồm 1 video clip và 5 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 15 phút. Mỗi thí sinh có thể dự thi nhiều lần, tuy nhiên chỉ được công nhận một kết quả đúng nhất trong số các lần dự thi. Thời gian dự thi từ ngày 4-4 đến 4-5-2021.
 
Lực lượng chức năng xử lý một quả bom còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn huyện Cư M'gar. Ảnh minh họa
Lực lượng chức năng xử lý một quả bom còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn huyện Cư M'gar. (Ảnh minh họa)
 
Căn cứ Công văn số 240/VNMAC-KHĐP của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam, UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai cuộc thi trực tuyến nêu trên và tuyên truyền sâu rộng về hậu quả của tai nạn bom mìn, vật liệu nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam đến công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình.
 
Được biết, toàn tỉnh Đắk Lắk có 143/184 xã, phường, thị trấn với hơn 152 nghìn héc-ta đất bị ô nhiễm bom mìn, nằm rải rác ở nhiều khu vực. Tính từ năm 2013 đến nay, lực lượng công binh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) đã phối hợp xử lý gần hàng nghìn vật liệu nổ các loại.
 
Bảo Minh
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.