Multimedia Đọc Báo in

Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp

09:39, 18/06/2010
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt trong một số lĩnh vực trọng điểm.

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) , từ đầu năm đến nay, cơ quan cảnh sát môi trường đã điều tra và khám phá 3.012 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Công tác điều tra cũng đã xác định 1.034 tổ chức, 2.096 cá nhân có liên quan, xử phạt vi phạm hành chính trên 17 tỷ đồng, đề nghị khởi tố 72 vụ với 101 đối tượng.
ảnh: H.H
Hệ thống nước thải của doanh nghiệp Bắc Hà (TP.BMT) gây ô nhiễm môi trường vừa bị cảnh sát môi trường phát hiện, xử lý     Ảnh: H.H
Nổi cộm là hiện tượng nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn sử dụng hệ thống ngầm dẫn nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng, như vụ Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) tại Cẩm Giàng, Hải Dương; vụ Nhà máy cồn rượu thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi. Tình trạng doanh nghiệp nhập phế liệu nhựa về nước ta dưới hình thức nhập nguyên liệu sản xuất hoặc tạm nhập, tái xuất vẫn tiếp tục xảy ra, phổ biến tại Hải Phòng, Quảng Ninh và Tp.HCM...Nghiêm trọng hơn, một số doanh nghiệp đã có thủ đoạn gian dối trong khai báo hải quan, thậm chí móc nối với một số tổ chức kiểm định, giám định để có kết luận hàng hoá đạt tiêu chuẩn về môi trường, nhằm được thông quan, qua đó đưa phế liệu, rác thải vào nước ta.
Cũng theo báo cáo,  các vi phạm pháp luật về môi trường trong các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Những vi phạm chủ yếu các nhà thầu khi thi công là khai thác rừng, mở đường dự án, khai thác đất đá, san lấp mặt bằng và đổ chất thải rắn bừa bãi. Bên cạnh đó, tình trạng huỷ hoại rừng tiếp tục xảy ra nghiêm trọng đối với các khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn. Các vụ việc điển hình được phát hiện gồm vụ hàng nghìn cây gỗ nghiến với hàng chục nghìn khối gỗ bị triệt hạ tại khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ , Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn),  Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đak Lak)...Một số nơi, lâm tặc ngang nhiên đánh dấu để tranh giành những cây cổ thụ quý hiếm làm cho tình trạng hủy hoại rừng càng nóng bỏng. Thủ đoạn mới của lâm tặc là để bị bắt, xử phạt rồi thanh lý nhằm hợp pháp hoá gỗ, hoặc sơ chế ngay tại rừng để qua mặt cơ quan chức năng…

Theo VnEconomy

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.