Multimedia Đọc Báo in

Xét xử vụ án hành chính công dân kiện UBND huyện Buôn Đôn

17:50, 07/09/2012
Ngày 7-9, Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn đã đưa xét xử công khai vụ án hành chính bà Thái Thị Xuân Lan (trú tại khối 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột) khởi kiện đối với Quyết định 3178/QĐ-UBND ngày 24-11-2011 UBND huyện Buôn Đôn về việc hủy bỏ Quyết định 979/QĐ-UBND ngày 19-5-2011 của UBND huyện Buôn Đôn và hành vi không thực hiện bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Hội đồng xét xử đọc tuyên án
Hội đồng xét xử  tuyên án
Theo tài liệu tại tòa: năm 2008, Hội đồng bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng công trình thủy điện Sêrêpốk 3 thu hổi của gia đình bà Lan tổng cộng 105.792 m2 đất nông nghiệp tại xã Tân Hòa và Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) phục vụ công trình. Năm 2009, đơn vị này phá bỏ nhà, san ủi giếng nước nhưng gia đình bà Lan không đồng tình với phương án bồi thường của hội đồng và khiếu nại lên UBND huyện Buôn Đôn, yêu cầu bồi thường 2 hồ nuôi cá, 1 căn nhà ngói và 1 giếng khoan. Ngày 25-5-2011, bà Lan nhận được Quyết định 979/QĐ-UBND ngày 19-5-2011 UBND huyện Buôn Đôn chấp nhận bồi thường các tài sản nói trên. Tuy nhiên, sau đó UBND huyện Buôn Đôn lại ra Quyết định 3178/QĐ-UBND ngày 24-11-2011 về việc hủy bỏ Quyết định số 979/QĐ-UBND…
 
Căn cứ quy định của pháp luật và các chứng cứ thu thập được, đồng thời xét việc ngày 13-8-2012, huyện Buôn Đôn đã ra Quyết định 2377/QĐ-UBND về việc hủy bỏ Quyết định số 3178 nên Quyết định số 979 vẫn còn giá trị pháp lý, tòa không có ý kiến thêm về việc hủy quyết định số 3178 của UBND huyện Buôn Đôn. Về việc bà Thái Thị Xuân Lan yêu cầu UBND huyện Buôn Đôn thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo nội dung quyết định 979/QĐ-UBND ngày 19-5-2011 gồm 2 hồ cá, 1 nhà ngói và 1 giếng khoan với tổng giá trị hơn 2,6 tỷ đồng do chưa đủ căn cứ xét xử nên hội đồng xét xử sẽ tách thành vụ án dân sự khác theo quy định pháp luật.
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.