Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar:

Gần 1 ha cà phê bị cháy rụi

17:00, 17/04/2013

Sáng ngày 8-4, ngay khi được người hàng xóm báo tin, anh Nguyễn Văn Thọ cùng vợ là chị Nguyễn Thị Mai (xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar) lên thăm rẫy thì thấy cà phê đang héo rũ và chết dần. Gia đình anh Thọ đã nhờ người kéo ống tưới gấp hòng cứu vãn tình thế, nhưng gần 1 ha cà phê vẫn bị chết cháy. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 140 triệu đồng.

Gần 1 ha cà phê 2 năm tuổi của gia đình anh Thọ bị phun thuốc cỏ cháy rụi
Gần 1 ha cà phê 2 năm tuổi của gia đình anh Thọ bị phun thuốc cỏ cháy rụi.

Sau khi phát hiện cà phê của gia đình bị kẻ xấu phá hoại, anh Thọ đã báo cho Công an xã Cư Dliê M’nông. Qua điều tra, khảo sát thực tế, Công an xã Cư Dliê M’nông xác định: đây là một vụ hủy hoại tài sản có tình tiết phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người bị hại. Kẻ xấu đã có tính toán và theo dõi về thời gian làm rẫy của chủ vườn rất kỹ. Hành vi thực hiện rất tinh vi với rắp tâm phá hoại kinh tế của gia đình anh Thọ. Một ha cà phê 2 năm tuổi bị phun thuốc cỏ cháy rụi, chỉ còn sót khoảng 50 cây đã cho thấy sự quyết tâm hủy hoại đến cùng của thủ phạm.

Một số cây cà phê còn sót lại bên đống cà phê bị thiêu rụi đã được nhổ lên.
Một số cây cà phê còn sót lại bên đống cà phê bị thiêu rụi đã được nhổ lên.

Để sớm cải tạo lại đất kịp trồng vụ cà phê mới, gia đình anh Thọ đã nhờ anh em, bà con lối xóm hỗ trợ công để cải tạo đất, hỗ trợ về vốn để mua cây giống về trồng. Song điều mà gia đình anh Nguyễn Văn Thọ và người dân trong khu vực quan tâm, lo lắng là liệu sự việc có còn tái diễn? Để người dân nơi đây yên tâm sản xuất rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để sớm tìm ra thủ phạm, bắt kẻ phá hoại phải chịu hình phạt thích đáng trước pháp luật để làm gương.

Lê Phước
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.