Multimedia Đọc Báo in

Chuyện của những người lầm lạc trở về

07:04, 11/10/2015
Do bị bọn phản động Fulrô lưu vong kích động, lừa mị nên thời gian gần đây, một số người dân các buôn làng trong tỉnh đã lén lút vượt biên sang Campuchia và Thái Lan với hy vọng sẽ được đưa đi nước ngoài sống giàu sang, sung sướng. Nhưng hậu quả là tất cả họ đã bị lừa phải lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, sống chui nhủi, khổ sở nơi xứ người…

Trở về sau những ngày vất vưởng nơi xứ người,  Ama Har, Ama Chem ở buôn Drài (xã Dlei Yang, huyện Ea H’leo) và Ama Pêm ở buôn Săm B (xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo) quyết định đến các buôn làng trong tỉnh kể về câu chuyện của mình với mong muốn không còn ai phạm phải sai lầm như vậy. Do nhẹ dạ, cả tin, ảo tưởng, họ đã mắc mưu, nghe theo lời kích động, lừa mị của các đối tượng Fulrô nên đã bán nhiều tài sản trong nhà, vay mượn tiền nhiều nơi rồi lén lút bỏ gia đình, bỏ buôn làng, vượt biên sang Campuchia và Thái Lan với hy vọng sẽ được bọn phản động Fulrô bảo lãnh sang Mỹ sống giàu có, sung sướng. Kết cục, gia đình lâm cảnh chia ly, còn bản thân họ thì bị lừa mất mỗi người 30-40 triệu đồng, rồi bị bỏ bơ vơ, đói khổ nơi đất lạ quê người. May mà họ được chính quyền và công an giúp đỡ đưa về đoàn tụ, sum họp với gia đình.  Ama Har, Ama Chem và Ama Pêm bộc bạch rằng rất hối hận vì sự lỡ lầm của mình mà gia đình, dòng họ đã một phen bị khổ cực, buôn làng mang tiếng xấu, cán bộ chính quyền, già làng, trưởng buôn lo lắng. Cả ba muốn chuộc lỗi nên tích cực cùng cán bộ đi phát động quần chúng để góp phần giúp bà con các buôn làng hiểu, đừng ai mơ hồ, ảo tưởng như họ nữa.  

Ama Har (buôn Drài, xã Dlei Yang, huyện Ea H’leo) kể lại nỗi khổ  của bản thân và gia đình khi bị lừa vượt biên sang Campuchia.
Ama Har (buôn Drài, xã Dlei Yang, huyện Ea H’leo) kể lại nỗi khổ của bản thân và gia đình khi bị lừa vượt biên sang Campuchia.

Cũng trong các buổi họp dân ở huyện Cư M’gar, đồng bào các buôn còn được nghe ông Ama Sí ở buôn Ea Mấp (thị trấn Ea Pốk) kể chuyện con trai ông là Y Biên Niê cũng bị bọn phản động Fulrô lừa bỏ cha mẹ, vợ con, nhà cửa, buôn làng đi vượt biên. Nhưng đến nay, gia đình ông Ama Sí vẫn không có thông tin gì về Y Biên, chẳng biết nó làm gì, ở đâu, sống hay chết như thế nào. Vừa lo lắng cho con trai, vừa buồn chuyện gia đình và xấu hổ với bà con trong buôn, Ama Sí khổ tâm lắm nhưng không biết làm sao. Ông mong mọi người hãy rút ra bài học từ sự việc của gia đình mình để khỏi lâm vào khổ đau.

Mặc dù ở vùng sâu, vùng xa, nhưng nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, tại buôn Drao của xã Cư Né (huyện Krông Búk) ngày càng nhiều ngôi nhà to, rộng, khang trang mọc lên, đời sống của bà con cũng khấm khá hẳn lên. Gần đây, trong lúc hầu hết đồng bào yên tâm làm ăn thì có một số người trong buôn Drao do nhẹ dạ cả tin, nghe theo những lời lừa mị của các đối tượng xấu đã vượt biên sang Campuchia và Thái Lan, như H’Uih Niê (SN 1994) và Y Khô K’sor (SN 1995) mới đây đã được đưa ra kiểm điểm trước buôn làng. H’Uih Niê kể rằng được người yêu cho tiền trốn sang Thái Lan để đón sang Úc, nhưng sang Thái Lan thì bỏ rơi H’Uih ở đó. H’Uih kể: “Ở bên đó tôi mới thấy cuộc sống khổ cực như thế nào, cơm ăn, nước uống đều phải mua mới có, đi làm thì lén lút bởi bị bắt thì sẽ bị nhốt tù, không có tiền thì không được bảo lãnh. Tôi mong muốn bà con buôn làng khi có ai rủ đi vượt biên thì đừng nghe theo, đó toàn là lời xúi dại, không như họ nói”

Trong buôn Drao, không phải ai cũng nhẹ dạ cả tin như H’Uih Niê, nhiều người đã thấy rõ bộ mặt thật của những đối tượng phản động Fulrô nên kiên quyết không nghe theo. Anh Yel Niê, một người dân trong buôn Drao cho biết: “Thời gian qua, tôi cũng bị một số đối tượng rủ rê vượt biên nhưng tôi không nghe theo. Tôi nghe người dân trong buôn cũng như người của dòng họ tôi từng vượt biên trở về kể lại cuộc sống khó khăn bên đó. Tôi mong đồng bào chăm lo làm cà phê, tiêu để phát triển kinh tế, đừng nghe theo lời của các đối tượng xấu mà lâm vào cảnh khốn khổ. Đảng, Nhà nước mình đã quan tâm nhiều thì mình phải tuân thủ pháp luật, yên tâm sinh sống ở buôn làng mình, xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp”.

Trọng Tính – Duy Hòa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.