Multimedia Đọc Báo in

Quy định về trang bị phương tiện chữa cháy trên xe ôtô

09:49, 19/01/2016

Theo quy định tại Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26-10-2015 của Bộ trưởng Bộ Công an “Hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”, từ ngày 6-1-2016, xe ôtô từ 4 chỗ ngồi trở lên, rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc chở khách được kéo bởi ôtô, máy kéo và các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Riêng đối với xe ôtô từ 4 đến 9 chỗ ngồi phải trang bị một bình bột chữa cháy loại dưới 4 kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4 kg. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho xe ôtô phải được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái và an toàn của người đi trên xe.

Theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều 16 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển các phương tiện nêu trên, nếu không có thiết bị chữa cháy hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Văn Hiển

(Phòng CSGT)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.