Multimedia Đọc Báo in

Có nên tháo dỡ giải phân cách, mở lối đi trên đường Phạm Văn Đồng?

09:21, 30/05/2016

Lâu nay, để đến chợ Tân Phong, Trường Tiểu học Phạm Văn Đồng, Trường Mầm non Tân Hòa, chùa Liên Hoa… nhiều người dân tại tổ dân phố 8, phường Tân Hòa (TP. Buôn Ma Thuột) thường có thói quen trèo qua giải phân cách cứng trên đường Phạm Văn Đồng (trùng với Quốc lộ 26, đoạn qua địa bàn phường) để qua đường. Điều này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.

     Người dân  trèo  giải phân cách để qua đường.
Người dân trèo giải phân cách để qua đường.

 Quan sát cho thấy, vào lúc cao điểm từ 6 đến 7 giờ, học sinh đến trường và những người buôn bán nhỏ lẻ tại chợ Tân Phong gồng gánh hàng hóa đều trèo qua dải phân cách. Chợ Tân Phong cách đường chính Phạm Văn Đồng khoảng 300 mét, chủ yếu người dân khu vực lân cận buôn bán nhỏ các sản phẩm tự làm như rau củ, trái cây, khoảng cách gần nên đa số đều gồng gánh đi bộ đến chợ. Tương tự, nhiều phụ huynh chở con đi học cũng bỏ xe máy phía bên kia đường rồi dắt bộ, bế con qua dải phân cách, thay vì phải đi theo hướng Ngã 3 Hòa Bình rồi vòng lại với quãng đường khá dài. Ông Trương Quang Sơn, tổ trưởng tổ dân phố 8 (phường Tân Hòa) cho rằng, việc lắp dải phân cách cứng ở đoạn đường này là chưa hợp lý, ở các cuộc họp tổ dân phố, tiếp xúc cử tri các cấp, người dân đều kiến nghị dỡ bỏ và lắp đặt cụm đèn tín hiệu giao thông tại khu vực này.

Liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Văn Ngọc, Chánh Văn phòng Ban ATGT cho biết, việc lắp đặt dải phân cách trên tuyến đã được nghiên cứu trước, do đó không thể vì thói quen, “tiện đường” của người dân mà phá dỡ. Mặt khác, đây là đường 1 chiều có 3 làn xe, do vậy việc lắp đặt giải phân cách hiện tại là phù hợp, góp phần tăng tính hiệu quả khai thác tuyến đường. Trước mắt, Ban yêu cầu người dân phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông để bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh. Còn về lâu dài, khi hẻm 12 Phạm Văn Đồng (đường dẫn vào chợ Tân Phong, nằm cạnh Trường Tiểu học Phạm Văn Đồng ) được mở rộng thì Ban ATGT tỉnh sẽ khảo sát, xem xét và đề xuất với các đơn vị liên quan cải tạo lại nút giao này sao cho phù hợp.              

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.