Multimedia Đọc Báo in

Có nên "đẻ" thêm thủ tục hành chính?

11:10, 26/08/2018
Tại cuộc họp rà soát, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) vừa diễn ra tại Bộ Giao thông vận tải, một số ý kiến cho rằng cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm của nước ngoài là cấp GPLX tạm thời cho các tài xế mới, sau một thời gian lái xe nhất định hoặc thời gian bổ túc tay lái không có tai nạn hay vi phạm pháp luật về giao thông mới xem xét cấp GPLX chính thức. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và đa số ý kiến đều không đồng tình với ý tưởng này.
 
Việc cấp GPLX tạm thời cho các tài xế mới là “đẻ” thêm thủ tục hành chính, trong khi Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực cắt giảm các thủ tục hành chính để tránh phiền hà cho người dân. Các lái xe mới được cấp GPLX tạm thời phải đi lại nhiều lần, thực hiện nhiều khâu, nhiều quy trình, thủ tục hành chính để được xem xét cấp GPLX chính thức; thời gian cấp GPLX sẽ kéo dài hơn và phát sinh nhiều chi phí hoặc tiêu cực có thể xảy ra…
 
Người dân đổi GPLX tại Sở GTVT. Ảnh: Hoàng Tuyết
Người dân đổi GPLX tại Sở GTVT. Ảnh: Hoàng Tuyết
Thiết nghĩ, quy trình đào tạo, sát hạch, cấp đổi GPLX tại các trung tâm, cơ sở đào tạo như hiện nay là phù hợp, không nhất thiết phải thay đổi, tránh xảy ra tình trạng xáo trộn không cần thiết. Vấn đề ở chỗ là cần phải đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp đổi GPLX; việc đào tạo phải thực chất, không tiêu cực, đánh giá đúng thực lực của học viên, học viên phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn mới được cấp GPLX. Quan trọng nhất là phải nâng cao kỹ năng cho các học viên, trong đó chú trọng kỹ năng thực hành, xử lý tình huống… để phòng tránh tai nạn giao thông.
 
Vi phạm pháp luật giao thông hay gây ra tai nạn giao thông thì nguyên nhân chính vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Nếu người tham gia giao thông không chấp hành pháp luật; sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; phóng nhanh, vượt ẩu; không có văn hóa nhường đường…thì xảy ra tai nạn giao thông là điều tất yếu.
 
Vì vậy, nên giữ nguyên quy định hiện hành về đào tạo, sát hạch, cấp đổi GPLX, đồng thời phải nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng “mua, bán” GPLX như thời gian qua; đồng thời, bổ sung vào giáo trình đào tạo nội dung giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của các học viên khi tham gia giao thông.
 
Đỗ Văn Nhân

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.