Multimedia Đọc Báo in

Tấn công cán bộ quản lý bảo vệ rừng để cướp phương tiện chở gỗ lậu

17:04, 14/11/2019

Chiều 14-11, ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông cho biết trong quá trình truy bắt một đối tượng vận chuyển gỗ trái phép trên lâm phần do đơn vị quản lý, anh Y Bia Byă (SN 1992) cán bộ quản lý rừng thuộc Phân trường 2 của Công ty đã bị một số đối tượng tấn công vào đầu và mặt làm gãy răng.

Trước đó, vào khoảng 19 giờ tối ngày 13-11, anh Y Bia cùng với hai cán bộ quản lý bảo vệ rừng trong quá trình mật phục tại tiểu khu 1206 (thuộc địa phận xã Yang Mao, huyện Krông Bông) phát hiện một chiếc xe máy vận chuyển một lóng gỗ từ trong rừng đi ra. Sau quá trình truy đuổi gắt gao, đối tượng thấy không thể thoát nên đã bỏ xe lại lẩn trốn.

Một đối tượng vận chuyển gỗ trái phép trong lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông
Một đối tượng vận chuyển gỗ trái phép trong lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên sau đó, rất nhiều đối tượng khác đã kéo đến bao vây và tấn công lực lượng bảo vệ rừng khiến anh Y Bia bị thương. Các đối tượng đã chặt dây buộc bỏ phách gỗ với khối lượng 0,11 m3 rồi cướp xe tẩu thoát. Anh Y Bia được cán bộ giữ rừng và lực lượng chức năng đưa đi cấp cứu. Hiện nay, các lực lượng chức năng đã khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ vụ việc.

Được biết, từ đầu năm 2019 đến nay, tại những cánh rừng thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông tình trạng người dân lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là khai thác các loại gỗ quý hiếm như pơ mu. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã phát hiện, xử lý 36 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, thu giữ 37 phương tiện, hơn 22 m3 gỗ các loại.

Bảo Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.