Multimedia Đọc Báo in

Trường Tiểu học Lê Lợi (huyện Ea Kar) được công nhận đạt Chuẩn Quốc gia

08:29, 14/04/2010

Ngày 12-2, Trường Tiểu học Lê Lợi ( huyện Ea Kar) đã tổ chức lễ đón Bằng công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Đại diện Sở GD-ĐT trao Bằng công nhận Trường chuẩn Quốc gia cấp độ 1 cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Lê Lợi

Trường được thành lập vào năm 1998, hiện nay trường có 33 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 17 lớp, 458 học sinh (trong đó  học sinh dân tộc thiểu số 333 em, chiếm tỷ lệ 73%); bình quân 27 em/lớp bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Lễ rước Bằng công nhận Trường chuẩn Quốc gia cấp độ 1


Những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn ra sức thi đua dạy tốt, học tốt; có tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. 31 cán bộ, giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%; 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh; 22 giáo viên giỏi cấp huyện đạt 76%. Tập thể giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng trực quan sinh động, nâng cao chất lượng giờ dạy. Về học sinh 98% đúng độ tuổi vào lớp 1, học sinh nghỉ học ngày càng giảm; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; lên lớp thẳng đạt từ 97 đến 99%; học sinh giỏi đạt 10%, khá 42%. Nhà trường luôn chú trọng đến chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục văn hóa, tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục thể chất…; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Đây là Trường Tiểu học thứ 13 của huyện Ea Kar được công nhận Trường chuẩn quốc gia.

Một tiết mục văn nghệ do các giáo viên trình diễn trong buổi Lễ

Mai Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.