Multimedia Đọc Báo in

Giao lưu Olympic Tiếng Anh tiểu học cấp thành phố lần thứ III năm học 2010-2011

10:35, 20/03/2011

Trong 2 ngày 18 và 19-3, Phòng GD-ĐT TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức giao lưu Olympic Tiếng Anh tiểu học lần thứ III năm học 2010-2011 với sự tham gia của 156 học sinh (HS) xuất sắc đến từ 26 trường tiểu học (TH) trên địa bàn thành phố.

 
Phần thi đồng đội của Trường TH Trần Quốc Tuấn (TP. Buôn Ma Thuột) 

Mỗi trường tham gia 2 phần: thi viết cá nhân và giao lưu đồng đội. Về cá nhân: HS làm bài thi viết với các nội dung: nghe hiểu, kiến thức ngôn ngữ, đọc hiểu, viết. Ở phần giao lưu đồng đội gồm hát đơn ca, song ca, đọc thơ, kể chuyện và kịch. 

Tiểu phẩm kịch Cô bé quàng khăn đỏ của Trường TH Nguyễn Công Trứ ( TP.Buôn Ma Thuột)

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các đội đã đem đến giao lưu những tiết mục đặc sắc, phong phú, được chuẩn bị rất công phu về nội dung và hình thức. Đặc biệt, các em đã tự tin thể hiện tốt trình độ Tiếng Anh trong các kỹ năng: nghe, nói, viết.

Thí sinh đang dự thi phần đọc thơ

Đây là sân chơi bổ ích và lý thú, tạo cơ hội cho HS tiểu học ở thành phố được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học môn Tiếng Anh và đánh giá kết quả học tập môn này trong các nhà trường. Qua đó, phát hiện, bồi dưỡng những HS có năng khiếu Tiếng Anh tham gia các hội thi do cấp trên tổ chức.   

Đại diện lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP. Buôn Ma Thuột trao giải đồng đội cho các đơn vị xuất sắc

Kết thúc giao lưu, giải Nhất đồng đội thuộc về Trường TH Nguyễn Công Trứ; giải Nhì: Trường TH Lê Hồng Phong; giải Ba: các trường TH Kim Đồng, Ngô Quyền và Lê Văn Tám. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải Khuyến khích và giải triển vọng toàn đoàn cho 13 trường. Về cá nhân có 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 28 giải Khuyến khích.


Nguyên Hoa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.