Multimedia Đọc Báo in

Lớp học giữa rừng

17:34, 20/04/2012

Buôn Lách Ló (xã Nam Ka, huyện Lak) nằm sâu trong rừng Nam Ka, chủ yếu là đồng bào dân tộc M’Nông, Êđê, đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở nơi khó khăn này vẫn có 2 lớp học của điểm trường Tiểu học Nơ Trang Lơng, là lớp học xa nhất huyện Lak.

Điểm trường Lách Ló cách trường chính gần 20 km đường rừng, muốn tới nơi, các em học sinh phải vượt qua 5 con suối và 3 cây cầu gỗ tạm bợ, có những đoạn đường sục bùn trơn trượt hoặc bị đá chắn ngang phải lội bộ. Điểm trường này thành lập từ năm 2004, làm bằng tranh tre nứa lá và được xây dựng lại cách đây hai năm, có hai lớp với 18 em học sinh (lớp 1: 10 em, lớp 2: 8 em) do thầy Nguyễn Văn Mười phụ trách. Trường lớp đơn sơ, giáo viên cũng không có nhà công vụ, phải ở nhờ nhà dân. Vì xa nhà hàng chục km nên thầy Mười cuối tuần mới về nhà.  Gặp khi trời mưa, đường trơn trượt , thầy phải gắn xích vào bánh xe mới đi được. Gặp khi nước suối dâng cao làm trôi cầu thì cả tháng  thầy mới về thăm nhà. Bên cạnh đó, chợ không có, thầy phải dự trữ thức ăn trong cả tuần, mỗi khi thèm thịt tươi, phải nhờ người mua mang vào. Đời sống tinh thần cũng chẳng có gì vì không có sóng điện thoại di động, sách báo, ti vi... Cả buôn Lách Ló có khoảng 100 em trong độ tuổi đến trường  nhưng  không có điều kiện theo học; các em từ lớp 3 muốn học tiếp phải ra trung tâm xã... Vì vậy việc đến với “cái” chữ của những em nhỏ nghèo nơi đây còn rất gian nan.
Phóng viên Dak Lak online đã ghi lại một số hình ảnh nơi lớp học xa xôi này:

 

Đường vào điểm trường Lách Ló
Đường vào điểm trường Lách Ló
 

 

Giáo viên phải gắn xích vào lốp xe mới đi được
Vào mùa mưa, thầy Nguyễn Văn Mười phải gắn xích vào lốp xe mới đi được

 

Hai phòng học nằm lọt thỏm giữa rừng
Hai phòng học nằm lọt thỏm giữa rừng

 

Thầy trò trong lớp học
Thầy trò trong lớp học

 

Hai lớp chỉ có tổng cộng 18 em nhưng thường xuyên vắng học
Hai lớp chỉ có tổng cộng 18 em, nhưng hiếm khi các em đi học đông đủ như thế này

 

 

Cùng một lúc, thầy Nguyễn Văn Mười phải phụ trách cả hai lớp
Cùng một lúc, thầy Nguyễn Văn Mười  phụ trách cả hai lớp

 

 

Học trò vùng sâu cặm cụi với con chữ
Học trò vùng sâu cặm cụi với con chữ

Minh Chi 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.