Multimedia Đọc Báo in

Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm học 2012-2013

16:22, 19/09/2012

 

Theo Chỉ thị của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo, năm học 2012-2013, ngành Giáo dục Dak Lak sẽ tiếp tục tập trung đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu qủa giáo dục đào tạo thông qua đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.

Cụ thể, ngành Giáo dục sẽ mở rộng diện học sinh học 2 buổi/ngày nhất là ở cấp tiểu học và THCS; bảo đảm 100% các trường học, cơ sở giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin; duy trì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 đạt 90%; chú trọng nâng cao chất lượng học Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số.

Tích hợp giáo dục về môi trường, về tiết kiệm năng lượng, về y tế học đường, kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp qua các môn học; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên. Củng cố kết qủa, bảo đảm tính bền vững công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Chú trọng thực hiện quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng thuộc tỉnh; chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường lớp và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012.

Được biết, trong năm học 2012-2013, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng 8,25% so với năm học trước, học sinh giỏi quốc gia và học sinh giỏi các cấp được duy trì về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, chất lượng giáo dục đại trà chưa cao, công tác giáo dục ở vùng sâu vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất một số nơi chưa bảo đảm cho công tác dạy và học, cá biệt còn có xã chưa có trường mầm non độc lập và trường THCS.

Đ.T


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.