Multimedia Đọc Báo in

Bổ nhiệm vào ngạch, xếp lương đối với nhà giáo được bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư

08:21, 15/10/2012

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập trực thuộc Bộ về việc thực hiện Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư”.

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu người đứng đầu cơ sở giáo dục ĐH công lập trực thuộc Bộ căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư - giảng viên chính và xếp lương đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ sở được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư; đồng thời có văn bản gửi Bộ (kèm hồ sơ) đề nghị bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với nhà giáo là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ sở được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư. Đề nghị bổ nhiệm vào ngạch giáo sư - giảng viên cao cấp (mã ngạch 15.109) và xếp lương đối với nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư.

Việc bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư, chức danh phó giáo sư được tiến hành sau khi có quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư, chức danh phó giáo sư của cấp có thẩm quyền.

Riêng đối với nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư, chức danh phó giáo sư năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, cơ sở giáo dục phải hoàn thành xong việc bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ sở, và có văn bản đề nghị Bộ bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền của Bộ trước ngày 30-1-2012.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo về Bộ vào tháng 12 hằng năm kết quả thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với nhà giáo được bổ nhiệm chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của cơ sở.

Nguồn GD&TĐ
 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.