Multimedia Đọc Báo in

Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

17:08, 20/12/2012

Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ thực hiện quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Năm 2006 liên Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 01/2006TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh: Minh họa
Ảnh minh họa

Tại điểm 1 Mục IV Thông tư liên tịch số 01/2006TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, quy định: “Thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ đối tượng, mức hưởng phụ cấp ưu đãi hướng dẫn tại Thông tư này lập dự toán chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo của đơn vị mình (theo mẫu đính kèm) gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước ngày 01-6 hằng năm để xét duyệt theo phân cấp hiện hành.

Căn cứ quy định tại thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGD ĐT-BNV hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo phù hợp với thực tiễn, Bộ GD-ĐT hướng dẫn để các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ thực hiện quy định trên như sau:

Người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ căn cứ quy định của quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC, tổ chức xét duyệt, quyết định mức hưởng phụ cấp ưu đãi được hưởng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục tại đơn vị và chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt. Trên cơ sở đó, thực hiện việc chi trả, giải quyết truy lĩnh tiền phụ cấp ưu đãi theo quy định; đồng thời gửi báo cáo về Bộ GD-ĐT.

Nguồn GD&TĐ
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.