Multimedia Đọc Báo in

Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (TP. Buôn Ma Thuột) đạt giải Khuyến khích toàn quốc Cuộc thi búp măng xinh năm học 2012-2013

17:25, 23/12/2012

Trải qua hơn 2 tháng tranh tài sôi nổi dưới hình thức thi online, Cuộc thi “Búp măng xinh” toàn quốc năm học 2012 - 2013 với chủ đề “Ai bén nhạy hơn?” do Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan School Smart tổ chức vừa hoàn tất vòng chung kết vào ngày 22-12 tại TP. Hồ Chí Minh.

Cuộc thi thu hút sự tham gia nhiệt tình của hơn 150.000 học sinh đến từ 3.143 trường tiểu học trên toàn quốc. Xuất sắc vượt qua vòng thi cấp khu vực bằng khả năng nhạy bén, làm việc nhóm và tự tin trong phần thuyết trình, các đội của Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm (Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hải Phòng), Trường Tiểu học Ái Mộ (Hà Nội), Trường Tiểu học Lê Lai (Đà Nẵng) và Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (TP. Buôn Ma Thuột) đã trở thành 5 đội đạt điểm số cao nhất bước vào vòng chung kết toàn quốc.

Kết quả: Giải nhất: Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hải Phòng); giải Nhì: Trường Ái Mộ (Hà Nội); giải Ba: Trường Lê Thị Hồng Gấm (TP.HCM); giải Khuyến khích: Trường Nguyễn Công Trứ (TP.Buôn Ma Thuột) và Trường Lê Lai (Đà Nẵng)

Khởi động từ ngày 10-9-2012, sau 7 tuần thi, Ban Tổ chức đã trao 68 giải thưởng cho các học sinh đạt kết quả cao tại vòng thi cấp trường với tổng giá trị ước tính khoảng 217 triệu đồng (bao gồm tiền mặt giải thưởng và Sữa Cô gái Hà Lan School Smart). Tại vòng chung kết toàn quốc, Ban tổ chức  trao 01 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng, 01 giải Nhì 30 triệu đồng, 01 giải Ba 20 triệu đồng và 02 giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng.

Nguồn GD&TĐ
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.