Multimedia Đọc Báo in

Kế hoạch tổng kết 4 năm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

17:05, 25/05/2013

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch tổng kết 4 năm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) với các nội dung cụ thể, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN trong những năm tới.

a
Học sinh Trường Mầm non Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột trong giờ học. Ảnh minh họa: T.H

Theo đó, Bộ chỉ đạo các đơn vị liên quan tổng kết, đánh giá tình hình chỉ đạo, triển khai, thực hiện Chương trình GDMN sau 4 năm Chương trình GDMN được ban hành. Nội dung tổng kết tập trung vào các vấn đề: những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Đánh giá nội dung Chương trình GDMN về tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức sau 4 năm triển khai để có giải pháp phù hợp.
 
Bộ GD&ĐT phân công nhiệm vụ của các đơn vị liên quan, cụ thể như sau:
 
Các Sở GD&ĐT: Tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện Chương trình GDMN, trong đó tập trung: Đánh giá Chương trình GDMN (ưu điểm, hạn chế, đề xuất); Tình hình triển khai ở địa phương (khó khăn, thuận lợi, phương hướng triển khai thời gian tới).  Việc tổ chức tổng kết về chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình GDMN; hoàn thành và gửi báo cáo về Bộ trước ngày 15-6-2013.
 
Các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non (các trường CĐSP Trung ương, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Vinh, ĐHSP TP Hồ Chí Minh): Đánh giá Chương trình GDMN về ưu điểm, hạn chế và đề xuất; Tổng kết, đánh giá thực trạng đào tạo GV mầm non đáp ứng việc thực hiện Chương trình GDMN trong thực tiễn, phương hướng trong thời gian tới. Báo cáo gửi về Cục NGCBQLCSGD - Bộ GD&ĐT trước ngày 30-6-2013
 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Rà soát, đánh giá Chương trình GDMN, Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN sau 4 năm thực hiện. Đề xuất chỉ đạo hướng dẫn thực hiện trong thời gian tới; Hoàn thành báo cáo gửi Bộ trước ngày 15-6-2013.
 
Dự kiến, buổi tổng kết diễn ra trong 1 ngày (4 hoặc 5-8-2013), theo hình thức tập trung tại TP Hồ Chí Minh.
 

Nguồn gdtd.vn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.