Multimedia Đọc Báo in

Thông điệp yêu thương

22:50, 07/06/2013

Kết thúc môn thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, nhiều thí sinh đã bày tỏ sự xúc động khi làm bài thi câu 2 (phần chung cho tất cả thí sinh) yêu cầu: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu người của Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường THPT Đô Lương I, Nghệ An).

 Thí sinh  tại  hội đồng  coi thi  Trường THPT Buôn Ma Thuột  phấn khởi  sau khi  kết thúc  bài làm  môn  Ngữ văn
Thí sinh tại hội đồng coi thi Trường THPT Buôn Ma Thuột phấn khởi sau khi kết thúc bài làm môn Ngữ văn

Việc Bộ GD-ĐT đưa tấm gương sáng của em học sinh này vào đề thi môn Ngữ văn là một điều khiến nhiều người bất ngờ, nhất là các thí sinh. Tuy nhiên, theo ý kiến của các em học sinh tại hội đồng thi Trường THPT Buôn Ma Thuột thì câu hỏi này rất hay, không rập khuôn theo sách vở. Để làm tốt câu này không nhất thiết là những học sinh giỏi, ôn tập bài tốt mà nó phụ thuộc vào vốn sống, tình cảm và suy nghĩ chân thật của từng em. Em Hồng Yến (Trường THPT Chuyên Nguyễn Du) xúc động nói: “ Khi đọc đề văn em khá bất ngờ với câu văn nghị luận này bởi nó không có trong chương trình học mà mang tính thực tiễn. Do cũng đã đọc nhiều bài báo viết về hành động dũng cảm của bạn Nam nên em đã dành thời gian hơn 30 phút làm câu này vì đây là một tấm gương sáng rất đáng trân trọng. Qua đó, theo em lớp trẻ hiện nay sống phải biết yêu thương, không nên ích kỷ”. Bên cạnh những thí sinh làm tốt câu hỏi này thì vẫn có không ít em tỏ ra lúng túng vì câu hỏi không nằm trong nội dung ôn tập…

Có thể nói, việc đưa tấm gương cứu người vào đề thi Ngữ văn năm nay như một cách giáo dục nhân cách, lối sống đẹp cho giới trẻ. Hy vọng qua môn thi này cũng chính là thông điệp động viên cổ vũ nhiều học sinh khác học tập, noi theo tấm gương của Nam để có những hành động đẹp, ý nghĩa và nhân văn.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.