Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2013-2014

10:10, 28/08/2013

Bộ GD-ĐT vừa có công văn đề nghị các sở GD-ĐT các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) từ đầu năm học 2013-2014.

Theo đó, các đơn vị xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức ATGT cho học sinh, sinh viên (HSSV); tổ chức ký cam kết với gia đình và HSSV về việc chấp hành quy định an toàn giao thông ATGT; phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT khu vực cổng trường, không để xảy ra ùn tắc giao thông; quán triệt cán bộ, nhà giáo và HSSV thực hiện nghiêm túc quy định không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông, quy định về đội mũ bảo hiểm và tuân thủ quy tắc ATGT.

Cụ thể các sở GD-ĐT đẩy mạnh cuộc thi “Giao thông thông minh” trên Internet cho HS tiểu học và HS trung học cơ sở vào đầu năm học 2013-2014; tiếp tục triển khai thí điểm dạy bơi cho học sinh tiểu học giai đoạn 2010-2015; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, các phương pháp phòng, chống đuối nước và mặc áo phao khi đi đò cho học sinh. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai họp phụ huynh học sinh để tuyên truyền, nhắc nhở và cam kết việc không giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho HS khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.

Các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp lồng ghép phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho HSSV về bảo đảm trật tự ATGT vào tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, khóa học; quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện cho thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia hỗ trợ về giao thông trong dịp đón tiếp HSSV mới nhập học để tránh gây căng thẳng tại các đầu mối giao thông.

NH (Nguồn Bộ GD-ĐT


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.