Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn đánh giá ngoài trường mầm non cho 100 chuyên viên của các phòng GD-ĐT và cán bộ quản lý

14:37, 29/08/2013

Sở GD-ĐT phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) vừa tổ chức lớp tập huấn đánh giá ngoài trường mầm non.

Tham gia tập huấn có 100 học viên là chuyên viên phụ trách công tác kiểm định chất lượng giáo dục (hoặc phụ trách công tác mầm non) của 15 phòng GD-ĐT, cán bộ quản lý một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham gia lớp tập huấn
Các đại biểu tham gia lớp tập huấn

Trong thời gian 3 ngày (từ 29 đến 31-8), học viên được nghe giới thiệu một số nội dung: quy trình đánh giá ngoài; hướng dẫn xây dựng kế hoạch làm việc của đoàn đánh giá ngoài; hướng dẫn viết báo cáo sơ bộ, viết nhận xét về kết quả nghiên cứu các tiêu chí, phiếu đánh giá các tiêu chí, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ của đoàn đánh giá ngoài; một số kỹ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục; hướng dẫn sử dụng phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non hỗ trợ công tác đánh giá ngoài….

Đánh giá ngoài là một khâu quan trọng để công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Lớp tập huấn này giúp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngành học mầm non thực hiện tốt công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của đơn vị mình theo đúng các tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành.

2
 Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non giúp các trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ

Năm học 2012-2013, Sở GD-ĐT đã triển khai tập huấn tự đánh giá cho 500 cán bộ cốt cán của các trường mầm non, cán bộ phụ trách công tác mầm non các phòng GD-ĐT. Tính đến cuối tháng 5-2013, Sở GD-ĐT đã đánh giá ngoài 36 trường và đã công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục, trong đó có 2 trường mầm non.

Dự kiến năm học 2013-2014, Sở GD-ĐT đánh giá ngoài 20 trường học.

Nguyên Hoa  
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.